Tả Lủng vượt khó

18:22, 16/08/2023

BHG - Tả Lủng là xã nội địa, cách trung tâm huyện Đồng Văn khoảng 5 km. Mặc dù có vị trí thuận lợi, gần trung tâm huyện nhưng đường đi lại khó khăn, diện tích đất canh tác ít, thiếu nước sản xuất… đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển chung của xã. Đến nay, vượt qua khó khăn, với sự nỗ lực không ngừng của cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn, kinh tế, xã hội có nhiều khởi sắc, một số chỉ tiêu nghị quyết đại hội Đảng bộ xã đã có kết quả tích cực; đời sống đồng bào có sự chuyển biến rõ nét.

Xác định rõ khó khăn và lợi thế của địa phương mình, những năm qua, xã Tả Lủng đã tập trung chỉ đạo, tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao nhận thức về thâm canh, tăng vụ và đưa các loại cây trồng có năng suất cao vào gieo trồng. Trong đó, việc chuyển đổi đất trồng ngô sang trồng cây Sâm khoai là hướng đi đúng đắn, mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân. Đến nay, toàn xã chuyển đổi được 10,3 ha cây Sâm khoai, mang lại hiệu quả cao, cho thu nhập gấp hàng chục lần so với trồng ngô. Bên cạnh đó, nhờ tích cực đẩy mạnh kết nối, tiêu thụ sản phẩm, xã đã hình thành được chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ. Song song với đó, xác định chăn nuôi là một trong những thế mạnh giúp người dân tăng thu nhập, cấp ủy, chính quyền địa phương đã duy trì và thực hiện tốt chương trình hỗ trợ giống gia súc cho hộ nghèo. Hiện, đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn xã ổn định, toàn xã có gần 6.000 con gia súc, gần 600 đàn ong và 17,8 nghìn con gia cầm. Thực hiện chương trình cải tạo vườn tạp, xã thực hiện được 20 vườn, trong đó có 14 vườn có thu nhập, mang lại hiệu quả cao. Người dân dần thay đổi nhận thức về sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi theo hướng hàng hóa.

Nhờ thay đổi nhận thức trong chăn nuôi, trồng trọt, gia đình ông Hầu Mí Chứ, thôn Há Đề A, xã Tả Lủng thu nhập mỗi năm trên 200 triệu đồng.
Nhờ thay đổi nhận thức trong chăn nuôi, trồng trọt, gia đình ông Hầu Mí Chứ, thôn Há Đề A, xã Tả Lủng thu nhập mỗi năm trên 200 triệu đồng.

Cùng với nhiệm vụ phát triển kinh tế, chương trình xây dựng NTM cũng đạt được nhiều kết quả tích cực. Công tác tuyên truyền được triển khai rộng khắp tới toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: Lựa chọn các tiêu chí, nội dung các tiêu chí theo thứ tự ưu tiên để triển khai đến từng thôn; phát động phong trào chung tay góp sức xây dựng NTM trong cả hệ thống chính trị với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm” tạo ra phong trào sâu rộng và sự đồng thuận cao. Trong nửa nhiệm kỳ thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã, cán bộ, nhân dân đã đóng góp trên 3,2 tỷ đồng, trên 3.500 ngày công, hiến trên 10 nghìn m2 đất và tự làm được trên 5 km đường rộng từ 1,5 – 2,5 m. Đến nay xã đã đạt 12 tiêu chí xây dựng NTM; 100% thôn có đường bê tông vào trung tâm, giúp người dân đi lại, giao thương, buôn bán thuận lợi. Những con đường bê tông là minh chứng rõ nhất cho sự đổi thay của nông thôn các xã vùng cao, nối dài hy vọng vươn đến sự phát triển ổn định, bền vững của người dân.

Những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, xã hội cũng khẳng định sự nỗ lực vượt khó không ngừng của cấp ủy, chính quyền, nhân dân xã Tả Lủng. Đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục có sự đổi mới căn bản, toàn diện. Đội ngũ cán bộ, giáo viên cơ bản đáp ứng được yêu cầu; cơ sở vật chất được đầu tư, đặc biệt thông qua các nguồn xã hội hóa. Hàng chục ngôi trường kiên cố được xây dựng, thắp sáng ước mơ đến trường cho hàng nghìn học sinh. Cũng nhờ đó, duy trì sĩ số học sinh đạt 95% trở lên ở cả ba cấp học. Công tác y tế chăm sóc sức khỏe cho nhân dân thường xuyên được quan tâm, trên 95% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm và uống đầy đủ các loại vắc xin; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm còn 22,2%. Đặc biệt, công tác giải quyết việc làm được coi là nhiệm vụ quan trọng, hàng năm xã phối hợp với cơ quan chuyên môn của huyện mở các lớp dạy nghề ngắn hạn; tuyên truyền người dân đi lao động trong và ngoài tỉnh. Trong năm 2022 và nửa đầu năm 2023 đã giải quyết việc làm cho 830 lao động. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từng năm đạt 6%; đời sống nhân dân từng bước được nâng lên.

Đồng chí Dương Văn Nghị, Chủ tịch UBND xã Tả Lủng cho biết: Với những khó khăn nhận thấy rõ như: Diện tích đất canh tác ít, trình độ nhận thức của một số hộ dân còn hạn chế, tảo hôn, kết hôn sớm, sinh con thứ 3… hiện, Tả Lủng vẫn là một trong những xã nghèo của huyện Đồng Văn. Mặc dù kinh tế có nhiều khởi sắc nhưng chưa bền vững, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, chiếm trên 80%. Thời gian tới, với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị và bà con nhân dân, xã sẽ đẩy mạnh khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Trong đó, phát huy lợi thế về vị trí địa lý, gần trung tâm huyện, xây dựng kế hoạch phát triển các cây, con, các sản phẩm nông sản như: Gà xương đen, Sâm khoai, mật ong Bạc Hà… để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng, đặc biệt là khách du lịch khi tới Đồng Văn. Đồng thời, từ sự quan tâm, chỉ đạo, sự đầu tư giúp đỡ của các cấp, các ngành, nỗ lực tạo ra những bước đột phá trong phát triển kinh tế, xã hội, tiến tới giảm nghèo bền vững, từng bước nâng cao đời sống nhân dân về mọi mặt, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, toàn diện.

Bài, ảnh: MY LY


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thanh Đức nỗ lực phát triển đảng viên
BHG - Đảng bộ xã Thanh Đức (Vị Xuyên) luôn xác định việc đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên giúp nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Để từ đó, góp phần xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị đối với địa bàn xã biên giới.
16/08/2023
Mèo Vạc phấn đấu trồng hơn 2.100 ha cây vụ Đông năm 2023
BHG - Với phương châm “chắc làm, chắc thắng”, huyện Mèo Vạc phấn đấu trồng đạt và vượt diện tích hơn 2.100 ha cây vụ Đông năm 2023, gồm 72 ha cây Tam giác mạch gắn với phục vụ Lễ hội hoa Tam giác mạch của huyện, hơn 1.800 ha rau, đậu các loại và 187 ha khoai lang. Thời gian thực hiện từ tháng 9 đến khi kết thúc mùa vụ.
16/08/2023
“Người bạn” đồng hành tin cậy của nông dân
BHG - Với phương châm “Hướng mạnh về cơ sở, chăm lo nhu cầu, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, nông dân", sau 2 năm đưa Nghị quyết số 07 của BTV Tỉnh ủy về đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội vào cuộc sống, Hội Nông dân huyện Vị Xuyên triển khai hiệu quả, sáng tạo các chương trình hành động, phong trào thi đua, trở thành “người bạn” đồng hành, tin cậy của hội viên và nhân dân.
15/08/2023
Băng rừng, vượt núi cấp căn cước cho người dân Mèo Vạc
BHG - Mèo Vạc là huyện biên giới của tỉnh, có 17 dân tộc chung sống, trong đó dân tộc Mông chiếm trên 78%. Cư dân ở đây sống rải rác trên các sườn núi cao hoặc các thung lũng, địa hình hiểm trở, chia cắt mạnh và độ dốc lớn. Thực hiện Đề án số 06 của Chính phủ về “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”, thời gian qua, các lực lượng chức năng của huyện không ngại khó khăn, băng rừng, vượt núi, hỗ trợ người dân cấp căn cước công dân (CCCD) gắn chíp điện tử.
15/08/2023