Hoạt động của trưởng thôn, bản và người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang

16:41, 21/02/2011

HGĐT- Trong quá trình xây dựng và phát triển, trưởng thôn, bản và người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số luôn có nhiều đóng góp to lớn vào việc xây dựng làng bản, giáo dục con cháu, giữ gìn phát huy giá trị đạo đức, bảo tồn văn hoá truyền thống tốt đẹp của các dân tộc.


Qua khảo sát, thống kê, hiện số trưởng thôn, bản và người có uy tín trên địa bàn tỉnh là 1.978 người, trong đó trưởng thôn bản có uy tín là 1.041 người. Trưởng thôn, bản và người có uy tín trong các dân tộc thiểu số là lực lượng nòng cốt đặc biệt, những ảnh hưởng của họ đối với cộng đồng hết sức to lớn diễn ra trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, VH-XH, AN-QP. Nhiều trưởng thôn, bản, người có uy tín đã trở thành tấm gương sáng trong việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.


Điển hình là ông Vừ Xía Cơ, dân tộc Mông ở xã Ma Lé, huyện Đồng Văn, hiện thu nhập của gia đình bình quân trên 60 triệu đồng trên năm. Hiện gia đình ông có 48 con bò, 134 con dê. Hàng năm, xuất chuồng lợn thịt trên 1 tấn. Ông đã cùng gia đình tự đào mương dẫn nước và khai hoang được 3 ha ruộng bậc thang để cấy lúa. Diện tích rừng của gia đình là 20 ha, thường xuyên được khai thác chặt tỉa để làm vật liệu giúp các hộ nghèo làm nhà. Mỗi năm, ông cho các hộ nghèo vay tiền từ 5 đến 6 triệu đồng không lấy lãi để phát triển sản xuất. Từ năm 2005 đến nay, hàng năm gia đình ông đã cho các hộ đói giáp hạt vay khoảng 1,5 tấn ngô, lúa để cứu đói, đồng thời cho các hộ mượn đất trồng ngô, lúa. Sau hai năm, các hộ đói nghèo, thiếu ăn trong thôn đã trở thành những hộ có đủ lương thực đểăn và dần thoát nghèo. Ông còn cho 14 hộ nghèo nuôi dẽ bò và 6 hộ nghèo nuôi dẽ dê.


Ngoài ra, còn rất nhiều tấm gương điển hình trong các trưởng thôn, bản, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi như bà Nguyễn Thị Phây, dân tộc Tày ở huyện Đồng Văn; ông Vừ Seo Vư, dân tộc Mông ở huyện Hoàng Su Phì; Phàn Văn Mành, Lý Văn Điều, dân tộc Dao ở huyện Bắc Mê; Hoàng Cao, dân tộc Tày ở huyện Vị Xuyên; Chu Minh Phát, dân tộc Tày ở huyện Quản Bạ, vv...


Các trưởng thôn, bản và người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh còn gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động xây dựng phát triển VH-XH, AN-QP. Các gia đình già làng, trưởng thôn, bản và người có uy tín đều đăng ký xây dựng gia đình văn hoá với các tiêu chí gia đình không có người mắc tệ nạn xã hội, không mê tín dị đoan, không truyền đạo trái pháp luật. Nhiều cơ sở có già làng, trưởng bản là lực lượng nòng cốt của MTTQ đã thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” và đại đoàn kết các dân tộc. Đến nay toàn tỉnh có 1.436 làng, tổ dân phố văn hoá, 99.762 gia đình văn hoá, gần 2000 làng, bản, khu dân cư thực hiện tốt quy ước, hương ước của cộng đồng. Các trưởng thôn, bản và người có uy tín đi đầu trong việc xây dựng gia đình, dòng họ hiếu học, khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập và hoạt động tình nghĩa. Hiện nay, xã Xuân Giang, huyện Quang Bình có nhiều dòng họ hiếu học với 137 hộ, trong đó có 47 cháu học sinh giỏi, 60 cháu học sinh tiên tiến. Các đợt quyên góp ủng hộ ngày vì người nghèo, ủng hộ khắc phục thiên tai, xoá nhà tạm..vv.. đều được người có uy tín, trưởng thôn, bản nêu gương thực hiện.


Các trưởng thôn, bản và người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số còn đặc biệt quan tâm tới công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể là có nhiều ý kiến đóng góp thiết thực vào chương trình phát triển KT-XH và công tác xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ các cấp. Nhiều cán bộ hưu trí giữ các cương vị như tổ trưởng, trưởng thôn, bản, bí thư chi bộ, Ban Mặt trận, các đoàn thể, tổ hoà giải, tổ an ninh.... Họ đã cung cấp nhiều thông tin có giá trị, tham gia hoà giải thành công nhiều vụ việc phức tạp tại cơ sở; giáo dục, cảm hoá hàng trăm đối tượng đã từng vi phạm về đạo đức và pháp luật trở lại tái hoà nhập cộng đồng. Đặc biệt, đội ngũ này đã tham gia giải quyết thành công các vụ việc phức tạp xảy ra ở biên giới như tranh chấp đất đai, buôn bán phụ nữ qua biên giới. Phối hợp với bộ đội Biên phòng và chính quyền cơ sở thực hiện tốt nhiệm vụ giữ vững an ninh chính trị, bảo vệvững chắc chủ quyền biên giới quốc gia.


Thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, các trưởng thôn, bản và người có uy tín đã gương mẫu tham gia thực hiện, làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân và gia đình thực hiện. Tham gia ký kết giao ước thi đua phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, không để con cháu mắc các tệ nạn xã hội, thực hiện tốt cuộc vận động “Xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”.


Những hoạt động của trưởng thôn, bản và người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh ta trong những năm qua đã góp phần to lớn vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH, giữ vững ổn định chính trị, TTATXH; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc trên địa bàn tỉnh. Trong tình hình hiện nay, khi các thế lực thù địch đang lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để thực hiện âm mưu “Diễn biến hoà bình” hòng chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta thì lực lượng trưởng thôn, bản và người có uy tín trong đồng bào dân tộc đang là cái gốc, là chỗ dựa tinh thần đặc biệt quan trọng cho từng gia đình và xã hội.


BÀN THỊ BA (Phó trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ Hà Giang)

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Báo Hà Nội Mới trao 200 triệu đồng hỗ trợ hộ nghèo xã Sủng Trà mua bò
HGĐT- Nhằm hỗ trợ tỉnh Hà Giang nói chung, xã Sủng Trà, huyện Mèo Vạc nói riêng, khắc phục hậu quả đàn bò bị chết rét trong đợt rét hại vừa qua.
29/01/2011
Xuân về nơi biên cương
HGĐT- Sau những đợt rét đậm kéo dài, thời tiết đang ấm dần lên, những nụ hoa mai, hoa đào, những lộc non, chồi biếc đang nẩy mầm lên xanh, báo hiệu một mùa Xuân mới đang về trên khắp quê hương đất nước.
29/01/2011
Chung tay lo Tết cho CNLĐ khó khăn: việc làm thiết thực của các cấp Công đoàn
HGĐT- Như thường lệ, cứ mỗi dịp đón Tết Nguyên đán, các cấp Công đoàn (CĐ) trong tỉnh lại chung tay cùng chính quyền và chuyên môn chăm lo Tết cho người lao động (NLĐ). Đây không chỉ là hoạt động xã hội cụ thể, thiết thực, mà còn góp phần động viên NLĐ nói chung, những gia đình CNVC-LĐ có hoàn cảnh khó khăn nói riêng tiếp tục vượt khó, vươn lên trong lao động sản xuất và
29/01/2011
Nhiều hộ gia đình ở Vĩnh Tuy sử dụng hiệu quả vốn vay
HGĐT- Năm 1986, anh Nguyễn Xuân Quảng rời quân ngũ trở về địa phương, sống cùng gia đình tại, thôn Tân Thành, thị trấn Vĩnh Tuy, cũng như bao gia đình khác đều phải khoác trên mình gánh nặng với bao lo toan của cuộc sống thường ngày.
26/01/2011