Nhiều hộ gia đình ở Vĩnh Tuy sử dụng hiệu quả vốn vay

16:23, 26/01/2011

HGĐT- Năm 1986, anh Nguyễn Xuân Quảng rời quân ngũ trở về địa phương, sống cùng gia đình tại, thôn Tân Thành, thị trấn Vĩnh Tuy, cũng như bao gia đình khác đều phải khoác trên mình gánh nặng với bao lo toan của cuộc sống thường ngày.


Ngày đầu trở về địa phương sinh sống, anh cùng gia đình gặp không ít khó khăn, thiếu thốn. Mặc dù nhà anh đất rất rộng nhưng không có nhân lực, thêm vào đó là thiếu vốn để sản xuất, nên qua nhiều năm lao động vất vả với cây lúa, cây ngô nhưng gia đình anh vẫn không thể thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo khó, túng thiếu triền miên. Bằng tâm huyết và sức lực của người chiến binh nhiều năm dày dạn kinh nghiệm nơi chiến trường, nghe ở đâu có mô hình hay, cách làm mới anh đều tìm đến học hỏi để áp dụng vào phát triển kinh tế của gia đình. Nhưng với đồng vốn ít ỏi mà gia đình tích luỹ được trong nhiều năm qua, anh không thể đầu tư một cách quy mô nên hiệu quả kinh tế không cao. Năm 2009, sau nhiều lần bàn tính, thông qua phòng Giao dịch Vĩnh Tuy, anh đã mạnh dạn vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNo và PTNT) huyện với số tiền 50 triệu đồng. Có đồng vốn trên tay, anh đã mạnh dạn đầu tư vào xây dựng chuồng trại để nuôi lợn nái sinh sản, mô hình này đã bao năm anh cùng gia đình mơ ước nhưng chưa thực hiện được. Với đức tính cần cù, chịu thương chịu khó, sau một thời gian chăm sóc, lứa lợn giống đầu tiên cũng đã ra đời, thay vì xuất bán lợn giống, anh đã chuyển toàn bộ số con giống sang nuôi lợn thịt. Từ cách nuôi trên, năm đầu gia đình anh đã xuất chuồng được 2 lứa với gần 2 tấn lợn thương phẩm. Để duy trì đồng vốn và tái đầu tư cho nuôi lợn thị và lợn sinh sản, với phương châm lấy ngăn nuôi dài, anh Quảng đã mạnh dạn đầu tư xây dựng ao để nuôi cá giống và mua phân bón chăm sóc đồi chè gần 2 ha của gia đình. Bằng cách làm trên, năm 2010 gia đình anh đã cho thu nhập trên 100 triệu đồng. Anh Quảng phấn khởi cho biết: thiếu vốn sản xuất là một nỗi lo của người làm nông nghiệp, nhưng sử dụng vốn vay của ngân hàng như thế nào để mạng lại hiệu quả lại càng lo hơn. Anh cũng cho biết thêm với thu nhập hiện nay so với bình quân chung của thị trấn Vĩnh Tuy, gia đình anh chưa phải hộ khá giả, nhưng cũng có đủ điều kiện để trang trải nuôi 2 con theo học chuyên nghiệp.


Cũng như gia đình anh Quảng, chị Phạm Thị Thoa, thôn Tân Lập, thị trấn Vĩnh Tuy, vay vốn từ Phòng Giao dịch NHNo & PTNT thị trấn với số vốn 50 triệu đồng để đầu tư cho chế biến chè thương phẩm. Xuất phát là người trồng chè, nhưng những năm trước, sản phẩm chè bị mất giá, thu nhập từ cây chè của gia đình chẳng đáng là bao. Năm 2008, chị Thoa đã mạnh dạn vay vốn để đầu tư mở xưởng chế biến chè mi ni, với mục đích chế biến chè cho gia đình và bà con trong vùng. Song với uy tín và kinh nghiệm của mình, cơ sở chế biến của gia đình chị hàng ngày đã tiêu thụ cho bà con trong vùng hơn 2 tấn chè búp tươi. Tâm sự với chúng tôi, chị Thoa cho biết: Từ nguồn vốn vay của NHNo & PTNT, đến nay mỗi năm cơ sở sản xuất chè búp tươi của gia đình chị đã cho thu nhập gần trăm triệu đồng, ngoài thanh toán vốn với ngân hàng, gia đình chị Thoa còn có nguồn vốn tích luỹ cho sản xuất, dự kiến sau Tết nguyên đán 2011, chị sẽ đầu tư nâng cấp máy móc, trang thiết bị sản xuất, đảm bảo việc bao tiêu sản phẩm chè búp tươi cho bà con trong và các thôn lân cận, đồng thời nâng cao chất lượng chế biến chè thương phẩm.


Theo số liệu thống kê, toàn thị trấn Vĩnh Tuy hiện có 390 hộ vay và sử dụng vốn củaphòng Giao dịch NHNo & PTNT Vĩnh Tuy, tổng dư nợ của toàn thị trấn đến hết năm 2010 lên tới 17 tỷ 350 triệu đồng. Phần lớn nguồn vốn trên được vay đầu tư cho chế biến, sản xuất chè, kinh doanh dịch vụ và đầu tư trang trại chăn nuôi gia súc, cá lồng... hầu hết các đối tượng được vay đều sử dụng đồng vốn có hiệu quả, tỷ lệ thu hồi vốn cao.


Trao đổi với chúng tôi, anh Đặng Xuân Bích, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Vĩnh Tuy, cho biết: Vĩnh Tuy là địa phương có nhiều lợi thế cho phát triển kinh tế trang trại và dịch vụ, với hơn 460 ha chè đang cho thu hoạch, hơn 20 ha mặt nước ao hồ và mặt nước sông Lô, đây là điều kiện thuận lợi để người dân đầu tư sản xuất, chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá. Tuy nhiên để góp phần tạo điều kiện cho người nông dân phát huy lợi thế của mình, không thể không kể đến sựđóng góp không nhỏ trong việc tạo điều kiện về nguồn vốn vay của NHNo & PTNT huyện Bắc Quang và phòng Giao dịch NHNo & PTNT Vĩnh Tuy.


CHÍ CƯỜNG (Bắc Quang)

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đồng Văn với việc thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm
HGĐT- Năm qua, huyên Đồng Văn đã triển khai thực hiên nhiều chương trình, dự án. Từ những chương trình, dự án này đã mang lại những hiêu quả thiết thực trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. đặc biêt các chương trình, dự án trọng điểm đã góp phần rất lớn trong sự nghiêp phát triển kinh tế, an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyên.
24/01/2011
Không để người dân lỡ xe trong dịp Tết Nguyên đán
HGĐT- Ngày Tết truyền thống của dân tộc đang đến gần, trong tâm thức mỗi người dân, dù cả năm bôn ba xuôi ngược nhưng mỗi khi tết đến, xuân về họ lại gác công viêc, về quê xum vầy bên người thân. xung quanh chuyên tàu xe ngày tết, phóng viên Báo Hà Giang có cuộc trao đổi với đồng chí Hà Thị Minh Hạnh, Phó Giám đốc Sở GT-VT Hà Giang.
24/01/2011
Thành phố Hà Giang quan tâm đến đối tượng chính sách trong dịp Tết Nguyên đán Tân Mão
HGĐT- Theo phòng Lao động - TBXH thành phố Hà Giang, đến nay thành phố đã tổ chức rà soát các hộ gia đình khó khăn, gia đình chính sách, người cao tuổi... để có chính sách hỗ trợ, động viên trong dịp Tết Nguyên đán Tân Mão 2011.
24/01/2011
Hoàng Su Phì: Ngày hội thanh niên hiến máu tình nguyện
HGĐT- Ngày 21.1, Ban Thường vụ Huyện đoàn Hoàng Su Phì phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện tổ chức buổi lễ phát động hiến máu tình nguyện - Ngân hàng máu sống.
24/01/2011