Nàn Ma mùa Xuân mới

16:33, 21/02/2011

HGĐT- Hơn 9 giờ sáng, nằm ở độ cao trên 1.300 m so với mực nước biển, xã Nàn Ma (Xín Mần) vẫn chìm trong sương. Đã giữa tháng 2 mà cái rét tê tê của mùa đông dường như qua rất chậm ở nơi xứ sở của đồng bào Mông. Nàn Ma có diện tích tự nhiên 2.151 ha với 516 hộ, gần như 100% là người Mông sinh sống, ngoại trừ ít cán bộ giáo viên cắm bản.


Nàn Ma vẫn nổi tiếng cả dải đất hình chữ S là có đôngngười cao tuổi, sống thọ trên 80 – 100 tuổi với số lượngtrên 80 người được nhận quà, lụa biếu qua các năm của Chủ tịch nước. Nàn Ma cũng nổi tiếng trong xứ sở về loại quả đặc sản Mận hậu giòn, ngọt, ăn không xót ruột và có thể ăn no. Đã một thời sản phẩm của Mận hậu đã làm ra thứ rượuvang có 1 không 2 – vang Mận hậu Xín Mần. Không dừng lại ở đó, Nàn Ma còn nổi tiếng về loại gia súc lớn, sống khỏe là bò vàng và lợn lông hung đỏ. Bò Nàn Ma cao, to, ít dịch bệnh, có trọng lượng bình quân 3-5 tạ, thậm chí có con bò đực trên 6,5 – 7 tạ. Lợn lông hung đỏ Nàn Ma có nguồn gen lợn rừng được chọn lọc tự nhiên lưu giữ lại tới 2-3 tạ/con, rất dễ chăn nuôi, chất lượng thịt tuyệt hảo không thua kém lợn rừng hoang dã. Người dân Nàn Ma sống thân thiện, hiếu khách v.v...


Gần 10 giờ, sương tan, gió nhẹ lay những vườn mận hậu nở trắng một vùng đồi núi hứa hẹn vụ mận bội thu. Nhớ lại mùa mận năm trước, khi vụ thu hoạch, xe khách mua mận khắp nơi đổ về, giá bán quả tại gốc không dưới 15.000 đ/kg, nhiều nhiều nhà đã bội thu tiền mận, sắm sanh rủng rỉnh. Bác Thào Seo Lử, nguyên Bí thư Đảng ủy xã đã nghỉ hưu, giờ đây lại “cầm chịch” trong phong trào làm ăn mới dẫn dắt bà con cùng làm, tiết lộ: Cho cháu biết nhé, mùa Xuân này đồng bào Nàn Ma đang tích cực chuyển hướng làm ăn mới để tạo ra giá trị hàng nông sản chất lượng cao, đó là trồng su su lấy quả được liên kết với doanh nghiệp. Trong đó, người dân trong xã góp đất cùng doanh nghiệp làm trong 5 năm. Doanhnghiệp đầu tư toàn bộ, bao tiêu hết sản phẩm làm ra theo giá thị trường. Ngay trước mắt 30 ha su su đã trồng lên mầm. Sau gần 1 tháng nữa cây su su sẽ lên giàn, doanh nghiệp ứng trước 50% giá trị thuê đất cho dân trên mỗi ha. Giá tính bình quân là 1,3 tấn ngô hạt (tương đương năng suất trung bình trên mỗi ha là 2,7 tấn ngô). Người dân lấy tiền mua ngô ăn để chăm bón su su. Theo tính toán sau 3,5 tháng tính từ ngày su su xuống đất sẽ cho thu hái. Tính toán của nhà đầu tư mỗi ha su su thu hái trong 1 năm tương đương từ 70 – 120 tấn quả, trừ toàn bộ chi phí đầu tư người trồng sẽ có lãi từ 60 – 80 triệu đồng/ha/năm. Ông Lừ dừng lại vỗ vai: Nếu 1 ha trồng ngô theo đồng bào Nàn Ma thường làm cho thu hoạchtối đa không quá 3 tấn/năm. Vả lại, ở độ cao 1.300 m như Nàn Ma, mỗi năm chỉ trồng được 1 vụ ngô. Tính toán trên cho thấy nhà nông liên kết với doanh nghiệp trồng su su sẽ mang lại giá trị rất lớn trên mỗi ha đất trồng cấy. Anh Trần Duy Chinh, Giám đốc Công ty VINAFRUTT (Hà Nội) cho biết: Sau gần 10 năm Công ty thực hiện trồng su su ở đất Mộc Châu (Sơn La) đã mở ra hướng làm ăn nới rộng có thị trường tốt, năm 2010 trở về khảo sát thực tế ở xã Nàn Ma rồi quyết định mở rộngđầu tư liên kết sang Xín Mần, chọn Nàn Ma làm điểm đầu tư. Cho đến trung tuần tháng 2.2011, được sự ủng hộ nhất trí của Đảng bộ, chính quyền huyện Xín Mần, xã Nàn Ma, Công ty đã đưa cán bộ kỹ thuật lên xã, đầu tư giống, phân bón... Cùng 41 hộ đồng bào trong Nàn Ma trồng 30 ha su su lấy quả. Giờ phút này su su đã vượt rét nảy mầm tốt. Tính toán bước đầu Công ty đã đầu tư trên 3 tỷ đồng để cùng đồng bào Mông trong xã trồng su su theo hướng “Đầu tư – bao tiêu trọn gói”. Dạo qua thực tế ở thôn: Nàn Ma, Nàn Lý, Lùng Sán, La Chí Chải, toàn bộ diện tích su su được trồng đã đâm chồi, nẩy lộc. Anh Chinh cho biết: Cây su su nẩy mầm sau hơn 2 tuần sẽ được kích thích vào củ giốngđể cây phát triển. Sau 3-4 tháng sẽ cho thu hái tuần/lần, tính lần lượt thu từ thôn này qua thôn khác và ngày nào cũng có sản phẩm. Để tiêu thụ sản phẩm cho dân, Công ty dùng xe lạnh và đặt tại trung tâm xã Nàn Ma đại lý thu mua su su. Ngoài ra, còn trồng ớt dưới giàn su su bằng giống ớt mới, nhằm mang lại giá trị “kép” trên 1 đơn vị diện tích đất canh tác để tạo ra giá trị thặng dư trong sản xuất nông nghiệp mang tính “đặc sản vùng, miền” đưa lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp và người dân. Tiếp cận trực tiếp với đồng bào trong xã tham gia trồng su su được biết, đồng bào đã được cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp hướng dẫn chi tiết từng bước làm, từng chi tiết làm cụ thể và công tác chăm bón, thu hái, bảo quản sản phẩm cũng sẽ được chỉ bảo tỉ mỉ nhằm đảm bảo 2 lợi ích là: Doanh nghiệp – người trồng. Đảm bảo được 2 lợi ích trên cũng là “điểm chốt” thành công của cả doanh nghiệp và người tham gia là đồng bào Nàn Ma và cũng là mục tiêu bền vững trong sự liên doanh, liên kết để cùng phát triển.


Trao đổi trực tiếp với lãnh đạo huyện Xín Mần, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoàng Xuân Đẹp cho biết: Mô hình trồng su su hàng hóa theo hình thức “liên kết” ở Nàn Ma là chủ trương kêu gọi và mở rộng liên kết thu hút đầu tư ở Xín Mần. Trong đó: Doanh nghiệp phải là người đầu tư toàn bộ, bao tiêu toàn bộ. Huyện, chính quyền các cấp chỉ thực hiện “cầu nối” về chủ trương “mở cửa” cho doanh nghiệp “vào” trong dân. Mọi hình thức đầu tư, tính toán lỗ, lãi... đều do doanh nghiệp thỏa thuận, song không thấp hơn mức thu trung bình trồng lương thực hiện có tại địa phương. Bắt buộc doanh nghiệp ứng vốn, đầu tư toàn bộ; đầu tư, tổ chức thực hiện và chịu toàn bộ trách nhiệm với người dân kể cả trách nhiệm dân sự, hình sự “nếu” xảy ra. Chính quyền cơ sở là cơ quan theo dõi, giám sát trực tiếp. Thành công của hình thức liên kết trên sẽ là bài học kinh nghiệm để Xín Mần tổ chức thực hiện mô hình doanh nghiệp “trong” phát triển nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao trong năm 2011 và các năm tiếp theo. Đồng thời cũng lấy đó để đúc rút kinh nghiệm làm hướng chỉ đạo xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.


Lúc chào tạm biết ông Lừ để ra về ông vẫy tay bảo tôi: Cháu biết rồi đấy ở Nàn Ma có con bò rất to, con lợn rất tốt, hiện xã đang tập trung nhân rộng các mô hình chăn nuôi nhằm thúc đẩy công tác xóa đói, giảm nghèo bền chắc, nhớ cổ vũ phong trào cháu nhé.

Nắng trải rộng trên vùng đồi, hoa Mận nở bung đón mùa Xuân ấm áp đang về trong muôn hoa khoe sắc.


Xuân 2011

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Báo Hà Nội Mới trao 200 triệu đồng hỗ trợ hộ nghèo xã Sủng Trà mua bò
HGĐT- Nhằm hỗ trợ tỉnh Hà Giang nói chung, xã Sủng Trà, huyện Mèo Vạc nói riêng, khắc phục hậu quả đàn bò bị chết rét trong đợt rét hại vừa qua.
29/01/2011
Xuân về nơi biên cương
HGĐT- Sau những đợt rét đậm kéo dài, thời tiết đang ấm dần lên, những nụ hoa mai, hoa đào, những lộc non, chồi biếc đang nẩy mầm lên xanh, báo hiệu một mùa Xuân mới đang về trên khắp quê hương đất nước.
29/01/2011
Chung tay lo Tết cho CNLĐ khó khăn: việc làm thiết thực của các cấp Công đoàn
HGĐT- Như thường lệ, cứ mỗi dịp đón Tết Nguyên đán, các cấp Công đoàn (CĐ) trong tỉnh lại chung tay cùng chính quyền và chuyên môn chăm lo Tết cho người lao động (NLĐ). Đây không chỉ là hoạt động xã hội cụ thể, thiết thực, mà còn góp phần động viên NLĐ nói chung, những gia đình CNVC-LĐ có hoàn cảnh khó khăn nói riêng tiếp tục vượt khó, vươn lên trong lao động sản xuất và
29/01/2011
Nhiều hộ gia đình ở Vĩnh Tuy sử dụng hiệu quả vốn vay
HGĐT- Năm 1986, anh Nguyễn Xuân Quảng rời quân ngũ trở về địa phương, sống cùng gia đình tại, thôn Tân Thành, thị trấn Vĩnh Tuy, cũng như bao gia đình khác đều phải khoác trên mình gánh nặng với bao lo toan của cuộc sống thường ngày.
26/01/2011