Đẩy mạnh điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

09:26, 29/07/2012

HGĐT- Theo thống kê của Bộ Y tế: Lây truyền HIV từ mẹ sang con là nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm HIV ở trẻ dưới 15 tuổi, 99% số trẻ nhiễm HIV từ nguyên nhân này. Tuy nhiên, nếu phụ nữ mang thai nhiễm HIV được chăm sóc và điều trị dự phòng kịp thời thì tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con sẽ giảm.


Ở tỉnh ta, tính đến ngày 30.5.2012, tỷ lệ phụ nữ mang thai (PNMT) được xét nghiệm tư vấn là 30%, PNMT được xét nghiệm lúc mang thai là 40%, PNMT được xét nghiệm lúc chuyển dạ là 60%, số PNMT nhiễm HIV được điều trị dự phòng lây truyền từ mẹ sang con là 43 và hiện có 06 PNMT nhiễm HIV đang điều trị dự phòng lây truyền từ mẹ sang con.

 

Thạc sỹ Vũ Thanh Hiền, Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDScho biết: “Ngoài những khó khăn về địa hình, ngôn ngữ thì theo quy định của Bộ Y tế xét nghiệm HIV chỉ được thực hiện tại tuyến huyện, vì thế tỷ lệ chỉ đạt khoảng 60%, công tác tư vấn về xét nghiệm HIV tự nguyện của đội ngũ nhân viên y tế thôn bản chưa đạt hiệu quả cao... đó là những khó khăn để triển khai các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Tuy nhiên, trong những năm qua Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS luôn triển khai đồng bộ những biện pháp tuyên truyền bằng các hình thức phù hợp với từng địa phương cho phụ nữ mang thai đến khám và phát hiện HIV sớm nhất khi thai được 3 tháng tuổi và theo dõi chỉ định đúng phác đồ cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV, tư vấn xét nghiệm HIV lưu động lồng ghép với các chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và phụ nữ mang thai tại tuyến xã. 2012 là năm Hà Giang bắt đầu triển khai thực hiện phòng chống lây truyền HIV từ mẹ sang con thông qua hình thức xét nghiệm HIV miễn phí 02 lần cho tất cả phụ nữ mang thai khi đến cơ sở y tế khám, đó là: Xét nghiệm trong lần khám thai đầu và xét nghiệm 01 lần trước sinh. Từ đó kịp thời phát hiện và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con”.

 

Để giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con và nâng cao tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và phụ nữ mang thai được tiếp cận với các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, trong thời gian tới, ngành Y tế tiếp tục các giải pháp tăng cường công tác chỉ đạo, trong đó công tác truyền thông được xác định là nhiệm vụ quan trọng và lâu dài đi đôi với mở các lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ sản khoa, cán bộ y tế xã, y tế thôn bản về tư vấn xét nghiệm HIV cho PNMT và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Đồng thời ngành Y tế cũng chủ động phối hợp Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên... tuyên truyền vận động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và tư vấn cho PNMT đi làm xét nghiệm HIV.

 

Với những giải pháp đồng bộ đó, tin tưởng trong những năm tới, tỉnh ta sẽ giảm tối thiểu trình trạng lây truyền HIV từ mẹ sang con, góp phần cùng cả nước giảm tỷ lệ người mắc HIV nói chung.

                                                                                 THÙY DUNG

                                                                         (Trung tâm TT-GDSK tỉnh)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thực phẩm cho người đau lưng
Đau lưng là triệu chứng thường gặp trong nhiều bệnh lý nội ngoại khoa. Thông thường khi chữa chứng đau lưng, các thầy thuốc y học cổ truyền hay sử dụng các biện pháp như dùng thuốc uống trong và xoa đắp bên ngoài, châm cứu bấm huyệt, tập luyện khí công dưỡng sinh.
29/06/2012
Nhau thai khô bán công khai tại TPHCM
Thay vì được mang đi tiêu hủy như một loại rác thải y tế, nhau thai đang được các cơ sở đông y tại chợ dược liệu quận 5, TP.HCM bày bán công khai với quảng cáo bồi bổ sức khỏe, trị viêm phổi, thậm chí là trị bách bệnh.
28/06/2012
Mổ đẻ thành công một sản phụ sinh 4
Ngày 26-6, bác sĩ Trần Ngọc Hải, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ cho biết, sau 6 ngày được điều trị tích cực, tình hình sức khỏe của sản phụ cùng 4 đứa con đã tương đối ổn định. Dự kiến, sản phụ Trần Thị Tình (31 tuổi, ngụ huyện Lai Vung, Đồng Tháp) sẽ xuất viện vào hôm nay (27-6).
27/06/2012
Khó khăn trong công tác Dân số - KHHGĐ
HGĐT- Với điều kiện đặc thù của Hà Giang, địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn, nhận thức của người dân đối với công tác dân số còn nhiều hạn chế, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa thì đội ngũ cán bộ dân số - kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGĐ) đóng vai trò rất quan trọng.
26/07/2012