Mèo Vạc đẩy mạnh thực hiện các chính sách dân tộc

08:31, 14/03/2025

BHG - Chú trọng thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng được huyện Mèo Vạc tập trung triển khai nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân và thúc đẩy phát triển KT-XH.

Huyện Mèo Vạc có 17 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 97% dân số toàn huyện. Xuất phát điểm nền kinh tế thấp, điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, thiếu đất canh tác, địa hình bị chia cắt mạnh, giao thông đi lại khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển KT-XH địa phương. Toàn huyện có 18 xã, thị trấn, trong đó có 17 xã, thị trấn đặc biệt khó khăn, 178/199 thôn đặc biệt khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo toàn huyện còn cao với trên 51%.

Xã Cán Chu Phìn được đầu tư công trình hồ chứa nước sinh hoạt giúp hạn chế tình trạng thiếu nước vào mùa khô.
Xã Cán Chu Phìn được đầu tư công trình hồ chứa nước sinh hoạt giúp hạn chế tình trạng thiếu nước vào mùa khô.

Để cải thiện đời sống Nhân dân, thúc đẩy phát triển KT-XH, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Mèo Vạc quan tâm thực hiện tốt các chính sách dân tộc, đặc biệt là quan tâm thực hiện tốt 3 chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) gồm: Chương trình phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; chương trình giảm nghèo bền vững và chương trình xây dựng Nông thôn mới.

Hàng năm, trên cơ sở nguồn vốn được giao, huyện Mèo Vạc đã lập kế hoạch, thẩm định, phê duyệt, giao dự toán thực hiện các CTMTQG theo đúng quy định hiện hành. Các cơ quan, đơn vị được giao thực hiện các chương trình thường xuyên trao đổi, phối hợp chặt chẽ nhằm triển khai hiệu quả các nội dung đảm bảo đúng quy định và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh. Đặc biệt, huyện thực hiện hiệu quả việc lồng ghép các CTMTQG với các chính sách vào một số chương trình để giảm bớt sự chồng chéo, dàn trải, tăng hiệu quả sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, để đầu tư các công trình như: Làm đường bê tông nông thôn, xây dựng nhà văn hóa thôn, các điểm trường, y tế, nước sinh hoạt.

Nhiều hộ dân xã Sủng Trà được hỗ trợ vay vốn để phát triển kinh tế.
Nhiều hộ dân xã Sủng Trà được hỗ trợ vay vốn để phát triển kinh tế.

CTMTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là một trong những chính sách dân tộc quan trọng, để lại nhiều dấu ấn đối với sự phát triển của huyện Mèo Vạc. Giai đoạn 2022-2024, huyện được giao gần 500 tỷ đồng từ ngân sách T.Ư và địa phương để triển khai, thực hiện chương trình. Theo đó, huyện đã triển khai 9 dự án bao trùm trên các lĩnh vực, tập trung vào các vấn đề như: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; phát triển nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Bên cạnh đó, huyện Mèo Vạc đẩy mạnh thực hiện các chính sách dân tộc thông qua các hoạt động như: Hỗ trợ người dân tộc thiểu số di dân, tái định cư ổn định cuộc sống; hỗ trợ nghệ nhân truyền dạy văn hóa phi vật thể; chế độ hỗ trợ nội trú, bán trú cho học sinh vùng khó khăn; chính sách tín dụng ưu đãi dành cho hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội…

Phó Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc Ngô Mạnh Cường cho biết: Nhờ triển khai quyết liệt, đồng bộ các chính sách dân tộc, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện không ngừng được cải thiện, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc. Đến nay, 100% số xã trên địa bàn có đường ô tô đến trung tâm xã, 100% trạm y tế được xây dựng kiên cố; toàn huyện có 1 xã đạt chuẩn Nông thôn mới. Năm 2024, thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt 36 triệu đồng/người/năm, tăng 4 triệu đồng so với năm 2023; tỷ lệ hộ nghèo giảm hơn 6%. Những kết quả này tiếp tục tạo động lực để huyện quyết liệt, tập trung thực hiện các chính sách dân tộc trong thời gian tới, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.

Bài, ảnh: TRẦN KẾ


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Cao Mã Pờ sẵn sàng cho Lễ hội hoa Đào lần thứ nhất
BHG - Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn đã và đang có sức hấp dẫn du khách khắp mọi miền bởi sự độc đáo không chỉ về thiên nhiên, con người, cảnh sắc mà còn bởi những lễ hội độc đáo, đặc trưng mang nét riêng của từng vùng, miền. Cùng xu hướng đó, những năm qua, huyện Quản Bạ đã có những bước tiến vững chắc trong việc khai thác tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế du lịch bền vững.
13/03/2025
Xây mái ấm, dựng nền tảng lạc nghiệp
BHG - Chỉ sau 4 tháng phát động phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”, huyện Bắc Quang đã có 427 hộ được bàn giao nhà ở mới. Những ngôi nhà khang trang dần thay thế nhà tạm, dột nát không chỉ mang đến niềm vui “an cư” mà còn mở ra tương lai sáng để bao hộ nghèo, cận nghèo “lạc nghiệp”.
13/03/2025
Quản Bạ mở rộng vùng cây ăn quả ôn đới
BHG - Nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng hiệu quả sản xuất và thu nhập cho người dân, huyện Quản Bạ đang đẩy mạnh phát triển các loại cây ăn quả ôn đới thích nghi với thổ nhưỡng và khí hậu địa phương.
13/03/2025
Yên Minh hoàn thành đại hội chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ sở
BHG - Đảng bộ huyện Yên Minh có 382 chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ sở (giảm 8 chi bộ do Đảng ủy Công an huyện giải thể). Đến nay, 100% chi bộ cơ sở trên địa bàn huyện đã tổ chức xong đại hội nhiệm kỳ 2025 – 2027.
12/03/2025