Nỗ lực thoát nghèo của người dân xã Tùng Vài

16:34, 18/03/2009

HGĐT- Tùng Vài là xã biên giới của huyện Quản Bạ, người dân nơi đây còn khặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Tổng diện tích tự nhiên của toàn xã là 7.438,6 ha nhưng đất sản xuất nông nghiệp chỉ có 902,28 ha chủ yếu là đất trồng ngô, đất trồng lúa ít.


Trước đây, nền nông nghiệp của xã mang nặng tính tự cung, tự cấp chưa chuyển thành sản xuất hàng hoá, chưa mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và cả xã không có hộ giàu. Song, trong những năm gần đây, xã Tùng Vài đã được Nhà nước đầu tư các chương trình, dự án vào phát triển cơ sở hạ tầng, điện, đường, trường, trạm…nên nhân dân đã bước đầu phát huy được nội lực, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá. Vì vậy, đời sống của 738 hộ với trên 3.721 nhân khẩu đang có sự phát triển đi lên.


Nằm cách trung tâm huyện Quản Bạ 27km, đường giao thông đi lại khặp nhiều khó khăn, trong khi đó trình độ dân trí của người dân còn thấp, sinh sống tập trung không có ngành nghề phụ nên Tùng Vài đã xác định để thúc đẩy kinh tế phát triển dựa vào diện tích đất có thể canh tác nông - lâm nghiệp là chính. Vì vậy, để sản xuất phát triển xã đã chỉ đạo đội ngũ khuyến nông viên thôn bản tích cực tuyên truyền, vận động hướng dẫn bà con nông dân bỏ lối canh tác lạc hậu, đưa giống cây cho năng suất cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương vào gieo trồng, tận dụng những diện tích đất xấu để trồng cỏ phát triển chăn nuôi. Nhờ vậy, năm qua diện tích trồng ngô lai của xã đạt được 602 ha, năng suất đạt 24 tạ/ha, sản lượng đạt 1.391,5 tấn; trồng được 101,5 ha lúa; 194 ha đậu tương, sản lượng 164,9 tấn. Qua thống kê, tổng sản lượng lương thực 2.916,7 tấn, đạt 143,72% kế hoạch, tăng 915,7 tấn so với năm 2007. Ngoài việc vận động nhân dân phát triển cây lương thực, xã còn chỉ đạo đẩy mạnh việc thâm canh, gối vụ bằng các giống cây ngắn, dài ngày có giá trị kinh tế cao trên thị trường nhằm tạo nguồn thu nhập cho bà con như: Cây thảo quả trồng được 404,95 ha, sản lượng đạt 24 tấn; cây chè trồng được 56,6 ha, đặc biệt xã cũng đã đưa cây hương thảo, cải dầu vào trồng thử nghiệm bước đầu đã cho kết quả khả quan. Do làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, nhận thức của nhân dân về hiệu quả của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá chính là con đường để thoát nghèo nhanh và bền vững nên khi triển khai chủ trương trồng cỏ gắn với chăn nuôi, người dân xã Tùng Vài đã hưởng ứng tích cực trồng vượt kế hoạch giao được 41,4 ha/275,88 ha. Cùng đó, lãnh đạo xã chú trọng đến việc chỉ đạo nhân dân duy trì đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định, không có dịch bệnh lớn xẩy ra. Đặc biệt trong năm, xã đã chỉ đạo tốt việc điều tra triên khai cho hộ nông dân chưa có trâu, bò nuôi vay vốn mua được 106 con trâu, bò, nâng tổng đàn gia súc, gia cầm của xã lên hơn 4.794 con, đạt 102,8% so với kế hoạch huyện giao, tăng 779 con so với cùng kỳ năm 2007. Để đàn gia súc phát triển ổn định, thì đội ngũ khuyến nông, thú y viên thôn bản đã tích cực tuyên truyền vận động bà con phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; tổ chức tiêm phòng cho đại gia súc, gia cầm được 5.500 liều vác xin các loại. Với những việc làm mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Tùng Vài đã và đang làm từng bước làm thay đổi cuộc sống của người dân theo hướng giảm nghèo hiệu quả, bền vững. Năm 2008, lương thực bình quân theo đầu người của xã đã đạt 470kg/người/năm, tăng 20kg so với cùng kỳ; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 4 triệu đồng/người/năm, tăng 800.000 đồng so với năm 2007.


Trao đổi với chúng tôi về những kế hoạch, hướng phát triển kinh tế, anh Vàng Chẩn Sín, Chủ tịch UBND xã Tùng Vài, cho biết: Phát huy những kết quả đã đạt được của năm 2008, bước sang năm 2009, xã Tùng Vài đề ra quyết tâm làm tốt công tác lãnh, chỉ đạo phát triển kinh tế bằng việc tổ chức tuyên truyền, vận động bà con tích cực đưa giống cây, con giống có chất lượng, sản lượng cao vào sản xuất; đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất; khuyến khích các hộ gia đình chủ động vay vốn mở rộng phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại vừa và nhỏ; tiếp tục mở rộng diện tích cây thảo quả và nhân rộng diện tích cây hương thảo, chè. Từ kết quả đã đạt đựơc và những kế hoạch cho tương lai, người dân nơi đây đã thêm tin vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước và quan trọng hơn là đã yên tâm lao động sản xuất, giữ đất, giữ làng làm giàu cho gia đình, quê hương ngay trên mảnh đất của mình.


Hoàng Ngọc

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

MTTQ tỉnh với chương trình “Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới”
HGĐT- Năm 2008, Chương trình “Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới hải đảo” chính thức được triển khai thực hiện trong toàn quốc. Đây là chương trình phối hợp giữa Ban Thường trực ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam và Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng (BĐBP), nhằm hỗ trợ các hộ gia đình nghèo có thành tích đóng góp trong sự nghiệp bảo vệ biên giới có nhà ở ổn định, tiếp tục tham gia giữ
18/03/2009
Về với người dân vùng dự án
HGĐT- Những ngày đầu năm 2009, chúng tôi được anh Lê Trọng Lương, Phó Ban quản lý Dự án Phân cấp giảm nghèo (DPPR) huyện Yên Minh dẫn đi thăm một số mô hình của dự án đang triển khai và bước đầu cho kết quả tốt tại một số thôn của xã Sủng Thài.
16/03/2009
Hoàng Su Phì quy hoạch mở rộng không gian thị trấn và các thị tứ
HGĐT- Gần 40,5 tỷ đồng đầu tư quy hoạch, mở rộng không gian thị trấn Vinh Quang và quy hoạch thị tứ Thông Nguyên, Bản Máy, Nậm Dịch là chủ trương đúng, phù hợp với quy luật phát triển.
16/03/2009
Gió lốc tràn qua xã Khau Vai
HGĐT- Ngày 13.3, một cơn lốc có sức gió mạnh bất ngờ tràn qua địa bàn xã Khau Vai (Mèo Vạc) làm nhiều nhà dân và trường họctốc mái.
16/03/2009