Hội thảo kết quả mới về Di sản địa chất khu vực Đồng Văn - Mèo Vạc và tiềm năng phát triển kinh tế du lịch

09:31, 02/12/2016

BHG- Sáng 1.12, tại huyện Mèo Vạc, Viện Địa chất (Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam) phối hợp với UBND huyện Mèo Vạc, Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Hà Giang, Ban Quản lý Công viên Địa chất Toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, tổ chức Hội thảo với chủ đề: “Kết quả mới về Di sản địa chất khu vực Đồng Văn – Mèo Vạc và tiềm năng phát triển kinh tế du lịch”. Tới dự Hội thảo có Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Tuấn Anh, Viện trưởng Viện địa chất; đồng chí Nguyễn Cao Cường, Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc; Đàm Xuân Lan, Giám đốc Sở Khoa học- Công nghệ tỉnh Hà Giang; Tiến sĩ Nguyễn Lê Huy, Trưởng ban Quản lý Cao nguyên đá Đồng Văn; lãnh đạo Thường trực HĐND, UBND huyện Mèo Vạc; UBND huyện Đồng Văn; lãnh đạo Công ty Du lịch Liên Việt Hà Nội và lãnh đạo một số xã nơi có các điểm di sản du lịch huyện Mèo Vạc…

Sau lời khai mạc của đồng chí Viện trưởng Viện Địa chất, Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc đã có lời chào mừng Hội thảo và báo cáo Tổng quát tình hình kinh tế, xã hội... trong đó có nêu bật thực trạng tình hình phát triển du lịch ở Mèo Vạc từ sau khi Cao nguyên đá Đồng Văn được UNES CO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu năm 2010.  

Mèo Vạc nàm trên Cao nguyện đá Đồng Văn, là một trong những vùng có nhiều cảnh vật thiên nhiên hùng vĩ, có tiềm năng về trữ lượng các mỏ quý; có nền văn hóa đậm đà bản sắc 17 dân tộc trong huyện… Đặc biệt do trải qua kiến tạo của vỏ trái đất, Mèo Vạc có một số điểm Di sản trầm tích hóa thạch niên đại từ 400 triệu năm đến trên 500 triệu… đã và đang được khai thác từ khi trở thành Công viên Địa chất Toàn cầu, để phát triển du lịch, đã thu hút hàng vạn khách trong nước và quốc tế tới thăm. Mèo Vạc rất cần có sự quan tâm của các nhà khoa học trong nước và thế giới tiếp tục nghiên cứu, phát hiện thêm những di sản mới có ý nghĩa lịch sử, văn hóa để đưa vào bảo tồn và khai thác trở thành điểm du lịch hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước…

Tại hội thảo, báo cáo của các nhà khoa học đã chứng minh sự kiến tạo của hẻm vực Mã Pì Lèng cho thấy về cấu trúc địa chất và cổ sinh do có sự vận động mạnh của vỏ trái đất thời kỳ Cambri cách đây trên 500 triệu năm đã tác động mạnh gây đứt gãy tạo nên hẻm vực hai bên bờ sông Nho Quế. Chính sự đứt gãy trên đã tạo cho Mã Pì Lèng một hẻm vực cảnh quan tuyệt đẹp về thiên nhiên và giá trị về văn hóa có tầm cỡ thế giới. Các nhà khoa học cũng chứng minh phát hiện được giá trị di sản cổ sinh trên cao nguyên đá Đồng Văn có tới 300 loài với 12 ngành động vật biển hóa thạch ở khu vực Thủy điện sông Nho Quế 1; tay cuộn khổng lồ ở khu vực biển cạn xã Lũng Pù; san hô vách đáy ở khu vực biển cạn Lũng Pù, mà trước đây  người Pháp cũng đã phát hiện chỉ mô tả được 20 loài… Bên cạnh đó các nhà khoa học cũng đã phát hiện các dạng rừng đá  phân lớp ở khu vực xã Khâu Vai; rừng đá trên đá dăm có mầu sắc ở khu vực Mã Pì Lèng; rừng đá trên đá thông thường ( đá phân lớp dày hoặc dạng khối); núi dạng chóp, dạng kim tự tháp ở khu Thành ma Tủng (Sà Phìn – Đồng Văn)… Những di sản mới phát hiện trên, các nhà khoa học đã so sánh với các di sản hóa thạch của các nước trên thế giới như: Hẻm vực Vicot (Hy Lạp), hẻm vực Hồ Khiêu Dủng của Trung Quốc, hẻm vực Haiimbe Zin nho (Braxin)…

Về định hướng khai thác di sản khu vực Mã Pì Lèng - hẻm vực sông Nho Quế, các nhà khoa học cho đây là hẻm vực sâu hơn 100 m, địa hình nghịch đảo, nhiều vách bậc dựng đứng, có nhiều điểm dừng chân cho khach du lịch qua sát tham quan. Hẻm vực Mã Pì lèng: hai bên hẻm vực là vách đá vôi gần dựng đúng, cao 400m; đây là hẻm đá vôi vào loại sâu nhất thế giới (sâu hơn hẻm vực nổi tiếng Verddon (Pháp - 300m); Vikot (Hy Lạp - 400m); Hồ Nhầy (Trung Quốc - 200m). Hiện tại Thủy điện Sông Nho Quế 1 sắp hoàn thành sẽ tạo nên hồ nước dưới đáy vực hẻm vực, tạo nên cảnh quan tráng lệ cho khách tham quan. Khu vực rừng đá: là di sản độc đáo ở Mã Pì Lèng mới được phát hiện. Mã Pì Lèng có 2 loại rừng đá: Rừng đá dạng thành lũy và rừng đá dạng tháp. Cả 2 loại rừng đá này đều hiếm gặp trên thế giới, chúng cao 5-6m tới 10-20m. Các tường đá, tháp đá cấu tạo từ loại đá dăm kết đặc biệt, khác hẳn và đẹp hơn loại đá vôi thông thường đã tạo nên khu du lịch Thạch Lâm nổi tiếng của Trung Quốc.

Các nhà khoa học Viện Địa chất Việt Nam đã đưa ra định hướng gắn khai thác các di sản địa chất cổ sinh với du lịch trên Cao nguyên đá Đồng Văn trong những năm tiếp theo, gồm 2 khu du lịch (chuyên đề) có tính chất khách lướt nhanh như: Khu du lịch “biển cạn” Lũng Pù; “vườn hoa đá dạng chóp, dạng kim tự tháp đá”- Thành Ma Tủng – Sà Phìn và 3 khu du lịch (tổng hợp), có tính chất khách lưu trú gồm:  Khu hẻm vực Mã Pì Lèng;  khu du lịch Lũng Cú, với cụm các di sản văn hóa, lịch sử, tâm linh, đá phong hóa đầu rùa.. hồ mắt rồng, làng văn hóa;  khu du lịch “Mê cung đá” rộng khoảng 0,5km2 – Khâu Vai liên kết với Chợ tình Khau Vai …

Tại Hội thảo đã có 9 ý kiến tham luận bổ sung của các đại biểu các cơ quan, ngành chuyên môn của tỉnh Hà Giang; các đơn vị ngành trung ương; các nhà hoạt động du lịch… đề nghị với các nhà khoa học đề nghị tiếp tục có những phát hiện, làm rõ hơn các giá trị di sản trên Cao nguyên đá Đồng Văn, gắn với phát triển du lịch trong nước và quốc tế, nâng lên tầm thế giới. Đồng thời Hội thảo cũng đề nghị với các cấp, các ngành tỉnh Hà Giang tiếp tục tuyên truyền về giá trị của Công viên Địa chất Toàn cầu – Cao nguyên đá Đồng Văn nhằm nâng cao hơn nữa trong nhận thức của cán bộ, nhân dân, nhất là nhân dân trong vùng Công viên Địa chất trong bảo tồn các giá trị di sản gắn với phát triển văn hóa, du lịch bền vững để Cao nguyên đá Đồng Văn xứng dáng là “viên ngọc của Việt Nam và thế giới”.

ĐẶNG VƯỢNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Ngành GD&ĐT Xín Mần đẩy mạnh việc "học tập" và "làm theo" Bác

BHG- Mặc dù ở trên địa bàn còn nhiều khó khăn như huyện Xín Mần, song những năm qua, chất lượng giáo dục vẫn không ngừng được nâng cao; số lượng học sinh tốt nghiệp cấp 3 và đi học chuyên nghiệp của huyện là khá cao.

30/11/2016
Báo chí địa phương tích cực tuyên truyền về Công viên đá

BHG - Công viên Địa chất toàn cầu-Cao nguyên đá (CVĐCTC – CNĐ) Đồng Văn là CVĐC duy nhất của nước ta và thứ 2 của Đông Nam á. Nếu như các địa phương khác có sự phát triển về kinh tế như: Ninh Bình tự hào về Tràng An, Quảng Ninh tự hào về Vịnh Hạ Long, Hải Phòng tự hào về Cát Bà thì Hà Giang chúng ta vinh dự và tự hào có Công viên đá. 

29/11/2016
Thường trực Hội VHNT Hà Giang làm việc tại các huyện phía Tây, phía Nam của tỉnh

BHG- Vừa qua, Thường trực Hội VHNT tỉnh do đồng chí Hoàng Trung Luyến, Chủ tịch Hội VHNT làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Thường trực Huyện ủy, UBND, Hội, Chi hội VHNT các huyện: Hoàng Su Phì, Xín Mần, Quang Bình và Bắc Quang.

28/11/2016
Hội nghị tổng kết trao giải Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Hà Giang lần thứ 10 năm 2016

BHG - Chiều 25.11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (KH&KT) tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết trao giải Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng (TTN NĐ) tỉnh Hà Giang lần thứ 10 năm 2016 và phát động Cuộc thi lần thứ 11 (2016-2017). Dự có đồng chí Đàm Xuân Lan, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ; lãnh đạo một số sở, ban ngành của tỉnh, Báo Hà Giang; đại diện một số trường học và đông đảo các em học sinh đoạt giải trong Cuộc thi…

26/11/2016