Triển vọng kinh tế rừng Bắc Mê

09:39, 12/02/2020

BHG - Được xem là tài nguyên quý giá “rừng vàng, biển bạc”, những năm gần đây, trên toàn địa bàn huyện Bắc Mê việc trồng rừng đã trở thành phong trào phát triển mạnh tại các hộ dân. Rừng giữ vai trò bảo vệ bầu khí quyển, đồng thời mang lại nguồn lợi kinh tế, góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện.

Người dân Bắc Mê chăm sóc rừng trồng.
Người dân Bắc Mê chăm sóc rừng trồng.

Năm 2019, toàn huyện trồng được gần 800 ha rừng, đạt 155,9% kế hoạch, vượt 283,6 ha và hoàn thành Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện về công tác trồng rừng và phát triển rừng. Để có kết quả trên, ngay từ đầu năm, huyện đã quyết liệt chỉ đạo, tuyên truyền vận động các tổ chức, cá nhân đưa đất chưa sử dụng vào trồng rừng, chuyển đất đồi kém hiệu quả sang trồng rừng kinh tế, đầu tư trồng rừng gắn với thâm canh rừng và đẩy mạnh tuyên truyền trồng rừng bằng cây lâm nghiệp giống tốt, trồng rừng đúng quy trình; đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát trồng rừng bằng nguồn ngân sách nhà nước; đôn đốc theo quy định và tạo thêm quỹ đất thu hút đầu tư trồng rừng gắn với phát triển một số cây dược liệu, như: Hồi, Quế... Qua đó, nhận thức của người dân về trồng rừng kinh tế được nâng lên.

Chia sẻ về những triển vọng trong công tác trồng rừng của huyện, đồng chí Ấu Quốc Công, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: “Là một huyện có diện tích đất quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp lớn (khoảng gần 20 nghìn ha) đây là tiềm năng, thế mạnh của huyện. Để kinh tế lâm nghiệp phát triển tương xứng và trở thành hướng đi vững chắc, đóng góp chung vào nhiệm vụ phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp; huyện đã chỉ đạo đẩy mạnh các giải pháp, huy động các nguồn lực và đầu tư xây dựng vườn ươm tại các xã: Yên Cường, Yên Định...; tiếp tục đề xuất các cơ chế, chính sách, trồng phát triển rừng phù hợp với điều kiện của huyện; tăng cường công tác tuyên truyền tạo sự chuyển biến từ trong nhận thức của người dân và cả hệ thống chính trị, phấn đấu hoàn thành trên 550 ha rừng sản xuất trong năm 2020. Trong giai đoạn 2021 – 2025, huyện chỉ đạo rà soát diện tích đủ điều kiện trồng rừng đến từng xã, thôn, hộ gia đình để phấn đấu mục tiêu trồng mới đạt 4.000 ha rừng và tập trung công tác lãnh đạo, tuyên truyền triển khai ngay sau Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ X, từng bước đưa huyện Bắc Mê mạnh lên từ rừng, góp phần nâng cao thu nhập của người dân...”.

Là một trong những hộ dân có kinh nghiệm và đã thu được kết quả từ trồng rừng, bác Lý Văn Vừ, thôn Bản Bó, xã Yên Định chia sẻ: “Với kinh nghiệm hơn 20 năm trồng rừng và là hộ đầu tiên đưa cây lâm nghiệp về trồng trên địa bàn thôn, tôi nhận thấy, việc trồng rừng không quá phức tạp và vất vả. Điều cần chú trọng nhất là trong 2 năm đầu, đặc biệt là năm đầu tiên khi mới bắt đầu trồng, đòi hỏi phải tích cực chăm sóc đúng  kỹ thuật. Nhưng sau đó, khi cây đã bám rễ sâu vào đất thì sẽ sinh trưởng nhanh và đòi hỏi ít công chăm sóc hơn. Cách đây 3 năm, tôi có bán hơn 3 ha rừng chủ yếu là cây Keo, thu được hơn 200 triệu đồng. Trồng rừng bên cạnh bảo vệ được quỹ đất, những cánh rừng còn là nơi tích trữ nguồn vốn cho gia đình; qua đó, tôi tiếp tục vận động người dân trong thôn cùng  mở rộng diện tích rừng trồng, góp phần tăng độ che phủ và cùng nhau nâng cao ý thức bảo vệ rừng, không chăn thả và chặt phá cây bừa bãi...”.

Phong trào trồng rừng trên địa bàn huyện Bắc Mê đang ngày càng được nhận rộng và phát triển mạnh mẽ, nhiều hộ dân đã  chủ động gieo ươm cây giống và cùng nhau mua giống về trồng; qua đó, giúp cho diện tích rừng trồng trên địa bàn huyện dần tăng lên. Với đà phát triển đó, trong năm 2020, huyện tiếp tục phấn đấu trồng mới 550 ha bao gồm cả cây dược liệu; đồng thời, xây dựng phương án quản lý rừng bền vững với diện tích trên 10 nghìn ha của tỉnh giao; cùng với đó, tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ công tác khoán bảo vệ rừng...

Bài, ảnh: Hoàng Yến


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Cây củ cải góp phần tăng thu nhập cho người dân ở Hoàng Su Phì

BHG - Nhờ biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo hướng hàng hóa, được bao tiêu sản phẩm, hiện nay nhiều hộ ở huyện Hoàng Su Phì đã mạnh dạn trồng củ cải để bán cho HTX Thương mại, dịch vụ nông lâm sản huyện Hoàng Su Phì, chế biến thành sản phẩm củ cải khô bán ra thị trường, đem lại hiệu quả kinh tế. Sản phẩm củ cải khô của huyện Hoàng Su Phì giờ đã trở thành một trong những sản phẩm đặc trưng của địa phương, được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh biết tới.

 

12/02/2020
Yên Minh thực hiện Đề án nửa triệu con đại gia súc

BHG - Nhằm tăng số lượng đàn gia súc và chuyển dịch dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang quy mô gia trại, trang trại, góp phần quan trọng vào phát triển KT – XH của địa phương, giúp người dân giảm nghèo bền vững; huyện Yên Minh đã và đang đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Đề án phát triển nửa triệu con đại gia súc giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

 

11/02/2020
Quản Bạ ứng phó với bất lợi của thời tiết vụ Đông – Xuân

BHG - Trong đầu năm mới 2020, mặc dù thời tiết gây nhiều bất lợi như rét đậm, sương muối, mưa, lốc...; song nông dân huyện Quản Bạ vẫn tích cực vượt khó, xuống đồng gieo trồng vụ Đông - xuân 2019 – 2020 đúng khung thời vụ, đảm bảo hiệu quả và năng suất cho các loại cây trồng.

 

 

11/02/2020
Xã Phương Độ nâng cao chất lượng chè Shan tuyết

BHG - Với 192,8 ha chè đang cho thu hoạch, tập trung tại 3 thôn vùng cao, gồm: Nà Thác, Khuổi My, Lùng Vài; xã Phương Độ (thành phố Hà Giang) là một vùng nguyên liệu chè Shan tuyết có giá trị kinh tế cao, tạo ra sinh kế cho bà con. Những năm gần đây, chè Shan tuyết đã và đang mang lại nguồn thu nhập và góp phần ổn định cuộc sống cho bà con nơi đây. 

11/02/2020