Phong Quang còn đó những nỗi niềm

07:37, 14/08/2013

HGĐT- Mưa bắt đầu nặng hạt, con đường từ thành phố Hà Giang vào UBND xã Phong Quang (Vị Xuyên) trở nên khó đi hơn. Đến UBND xã đã gần trưa, mưa cũng tạnh dần, gặp và trao đổi với cán bộ thương binh xã hội xã chị Lục Thị Dung. Chị cho biết về tình hình xóa đói giảm nghèo của xã, hiện nay toàn xã có tổng 534 hộ, trong đó có 103 hộ nghèo gồm 415 khẩu chiếm 19,29% và 97 hộ cận nghèo gồm 352 khẩu chiếm 18,54%.



                                    Gia đình anh Tẩn Văn Quân.

Xã còn nhiều hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, do điều kiện tự nhiên không thuận lợi cộng với địa hình phức tạp, không phát triển được kinh tế nên đời sống của người dân vẫn hết sức khó khăn. Và có những hộ nghèo có hoàn cảnh hết sức thương tâm, trong đó phải kể đến hộ ông Trương Văn Tờ thuộc thôn Lùng Pục và hộ anh Tẩn Văn Quân thuộc thôn Lùng Giàng A là hai trong số các hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Để hiểu rõ hơn về cuộc sống khó khăn của người dân nơi đây, chúng tôi tiếp tục đi theo sự chỉ dẫn của chị Dung. Có mặt tại gia đình ông Trương Văn Tờ ở thôn Lùng Pục (Vị Xuyên). Lúc này chỉ có mình ông Tờ ở nhà, con cháu đã lên rừng lấy củi, thấy người lạ đến chị Trương Thị Sén (con gái út của ông Tờ) sang hỏi han và tiếp chuyện chúng tôi, chị kể: “Năm nay ông đã ngoài 70 tuổi, hiện đang ở với anh trai. Vào đầu năm 2012, do một lần bị ngã ông bị mù cả hai mắt, mọi sinh hoạt của ông đều phải trông cậy vào con cháu. Nhưng điều đáng nói cả con trai, con dâu đều bị thiểu năng trí tuệ, mọi hoạt động đều rất chậm chạp, nhiều khi nói một câu chuyện, mà nói mãi không nên lời. Cháu trai ông là Trương Văn Khái, năm nay đã 16 tuổi mà chỉ ú ớ nói được vài từ không có nghĩa, năm 6 tuổi trong một tai nạn em đã bị mất đi một con mắt. Hiện giờ vẫn chưa hoàn toàn nhận thức được như những bạn cũng trang lứa. Gia đình 4 miệng ăn mà mỗi vụ chỉ trông chờ vào mấy mảnh nương con con, có năm mất mùa còn không đủ ăn, lại phải chờ sự hỗ trợ của Nhà nước.” Có thể thấy cuộc sống của gia đình nhỏ ấy, vẫn đang diễn ra thường ngày trong căn nhà trình tường, không có một vật dụng đáng giá. Chúng tôi không khỏi xúc động, cho hoàn cảnh của gia đình.


Gia đình tiếp theo chúng tôi tìm đến là gia đình anh Tẩn Văn Quân ở thôn Lùng Giàng A (Vị Xuyên), gặp anh trưởng thôn trẻ tuổi Tẩn Thìn Điều, anh cho hay: Anh Quân bị thiểu năng bẩm sinh, mọi sinh hoạt, giao tiếp của anh đều rất khó khăn, vợ anh bị gù lung, đi lại rất khó nhọc. Và đau lòng hơn nữa con trai anh Quân em Tẩn Văn Vinh năm nay đã 6 tuổi nhưng vẫn chưa biết nói, chân tay em bị teo một bên nên mỗi lần bước đi em chỉ đi về một hướng, nhìn em chỉ như đứa trẻ 3 tuổi. Khi thấy chúng tôi hỏi chuyện, anh Quân chỉ biết nhìn rồi cười, anh không thể nói chuyện như những người bình thường. Lại một gia đình có hoàn cảnh thương tâm. Anh Điều chia sẻ: “ Tôi và hai thanh niên của thôn vừa đưa cả gia đình anh Quân đi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang giám định về, để làm hồ sơ nộp lên xã để hưởng chế độ chính sách của Nhà nước. Hiện nay gia đình anh Quân cũng đã được Nhà nước hỗ trợ xóa nhà tạm, và được sự giúp đỡ của thôn bỏ công cùng dựng nhà. Vì hoàn cảnh gia đình anh Quân rất éo le nên mọi người đều hết lòng giúp đỡ.” Được biết hàng năm, Nhà nước, phòng Thương binh -xã hội có hỗ trợ cho các hộ nghèo trong toàn xã, tiền, gạo giáp hạt cứu đói một năm hai lần, tặng quà tết, miễn phí bảo hiểm y tế... Đặc biệt những hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn sẽ được hưởng chính sách bảo trợ xã hội. Song cuộc sống của người dân nơi đây vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

 
Sau khi thăm 2 hộ gia đình chúng tôi không khỏi thương xót, đây mới chỉ là 2 gia đình trong rất nhiều hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của xã Phong Quang. Dường như cuộc sống của họ trở nên khó khăn hơn rất nhiều so với những hộ nghèo trong xã. Hiện nay xã Phong Quang đang gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc xóa đói giảm nghèo, giúp người dân cải thiện đời sống. Người dân nơi đây vẫn rất cần Đảng và Nhà nước quan tâm hơn nữa.


CHU TÔ

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chất và lượng trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn
HGĐT- 18 cơ sở đào tạo nghề (ĐTN), bao gồm các trường cao đẳng, trung cấp và trung tâm dạy nghề tại các huyện, thành phố với trên 428 giáo viên; trung bình mỗi năm đào tạo khoảng 17.000 lao động cho các ngành kinh tế; ước tính hàng năm, tỉnh đã trích khoảng 3,5% tổng chi ngân sách thường xuyên để chi phí cho sự nghiệp ĐTN và đến năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo (ĐT) đạt
14/08/2013
“Dạy nghề là dạy những điều người Dân cần nhất”
HGĐT- Xác định đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt nhằm giảm nghèo bền vững. Thời gian qua, Trung tâm Dạy nghề (Vị Xuyên) đã có những đóng góp không nhỏ trong công tác đào tạo nguồn nhân lực theo phương châm “Dạy nghề là dạy những điều người dân cần nhất” đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần đảm bảo an sinh xã
14/08/2013
Giao lưu văn nghệ kỷ niệm 52 năm Thảm họa Da cam/điôxin Việt Nam
HGĐT- Ngày 10.8, tại thôn Tân An, Hội Cựu chiến binh phối hợp với Hội NNCĐDC/Điôxin xã Hùng An (Bắc Quang) tổ chức đêm giao lưu văn nghệ, quyên góp ủng hộ nạn nhân chất độc da cam nhân kỷ niệm 52 năm Thảm họa Da cam/điôxin Việt Nam; ông Triệu Đức Thanh, Chủ tịch Hội NNCĐDC/Điôxin tỉnh cùng lãnh đạo huyện Bắc Quang, xã Hùng An và đông đảo người dân trong và ngoài xã cùng đến dự.
13/08/2013
Đăng ký kết hôn tập thể cho các cặp nam, nữ chung sống nhưng chưa đăng ký kết hôn
HGĐT- Qua khảo sát, thống kê từ năm 2003 đến nay, trên địa bàn 9 thôn của xã Bát Đại Sơn có tổng số 175 cặp nam, nữ đang chung sống nhưng chưa đăng ký kết hôn, từ 8 - 9.8, tại xã Bát Đại Sơn, huyện đoàn Quản Bạ phối hợp với xã Bát Đại Sơn tổ chức Lễ đăng ký kết hôn tập thể cho các cặp nam, nữ đang chung sống nhưng chưa đăng ký kết hôn trên địa bàn xã.
13/08/2013