“Dạy nghề là dạy những điều người Dân cần nhất”

07:35, 14/08/2013

HGĐT- Xác định đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt nhằm giảm nghèo bền vững. Thời gian qua, Trung tâm Dạy nghề (Vị Xuyên) đã có những đóng góp không nhỏ trong công tác đào tạo nguồn nhân lực theo phương châm “Dạy nghề là dạy những điều người dân cần nhất” đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.



    Anh Bình kiểm tra sản phẩm bếp chấu trước khi đến tay người tiêu dùng.

Giám đốc Trung tâm Dạy nghề, Phạm Đức Thụ cho biết: Trung tâm xác định nội dung chủ yếu cần tập trung tư vấn, tuyên truyền cho người dân là chế độ, chính sách và ý nghĩa của học nghề, nhất là đề án: “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đến năm 2020” của Thủ tướng Chính phủ để người dân thấy rõ ý nghĩa của học nghề. Cùng với chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM), Trung tâm đã phối hợp với các xã, thị trấn triển khai công tác đào tạo nghề cho LĐNT. Đến nay, tại 5 xã điểm xây dựng NTM trên địa bàn huyện như: Việt Lâm, Tùng Bá, Phú Linh, Linh Hồ và Trung Thành, tỷ lệ lao động (LĐ) qua đào tạo đạt trên 30%.


Những năm qua, Trung tâm đã thực hiện đào tạo thí điểm 2 mô hình: Lớp kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và bảo quản chè sau thu hoạch và lớp Kỹ thuật sửa chữa máy nông nghiệp (MNN): Gò, hàn tại xã Trung Thành với 70 học viên tham gia, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao tay nghề cũng như thu nhập cho người dân nông thôn (NDNT). Để thực hiện các mô hình này, Trung tâm nhận định: Tại một số thôn, bản của xã Trung Thành tập trung đông dân, địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho việc CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt, những năm gần đây, cuộc sống của bà con được nâng lên, việc đưa máy móc vào sản xuất ngày một tăng. Mặc dù được sử dụng máy móc nhưng sự am hiểu của người dân về các thiết bị đó chưa nhiều nên đôi lúc máy móc không đáp ứng được yêu cầu sản xuất, dẫn đến chi phí sản xuất cao, tốn nhiều nhân lực mà hiệu quả kinh tế không cao. Do vậy, nhu cầu hiểu biết về MNN và sửa chữa MNN là yêu cầu bức thiết được đặt ra. Bên cạnh quá trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, việc phát triển cây công nghiệp dài ngày cũng là một trong những thế mạnh của địa phương. Vì xã có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi để phát triển một số cây công nghiệp dài ngày như: Chè, cây cao su,... Mặt khác, địa bàn xã giáp ranh với trung tâm huyện và thị trấn Việt Lâm, nơi có những nhà máy chế biến, sơ chế và bảo quản các sản phẩm do nông dân làm ra như: Nhà máy chế biến Chè Việt Lâm, Nhà máy chế biến Chè Đức Thành, Công ty Chè Hùng Cường. Do vậy, việc tào tạo LĐ có tay nghề gắn với thế mạnh của địa phương sẽ đưa Trung Thành trở thành vùng nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho NDNT.


Công tác giảng dạy tại 2 lớp thí điểm được những giáo viên có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm thực tiễn của Trường Trung cấp Nghề Hà Giang đảm nhận. Đa số các buổi lên lớp, giáo viên đều sử dụng giáo án điện tử, áp dụng phương pháp đào tạo học lý thuyết đi đôi với thực hành ngay tại xưởng, vườn ươm kết hợp với tham quan các mô hình điển hình trên địa bàn xã. Điều đó đã giúp NDNTdễ hiểu, dễ nắm bắt các tiến bộ kỹ thuật mới, nhất là nó phù hợp với trình độ nhận thức của người LĐ. Do được học lý thuyết kết hợp với thực hành, người dân đã tích cực học tập và nắm được kiến thức cơ bản và có thể sống bằng nghề. Sau khi các học viên tốt nghiệp, Trung tâm Dạy nghề đã phối kết hợp với các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện để ký hợp đồng LĐ cho học viên vào làm việc hoặc bao tiêu sản phẩm cho họ. Một số học viên đã được các cơ sở sản xuất ký hợp đồng làm việc với mức lương khởi điểm 2 triệu đồng/tháng hoặc tự tạo cho mình công việc tại chỗ với mức thu nhập ổn định.


Theo lời giới thiệu của Giám đốc Trung tâm, chúng tôi tìm đến gia đình học viên Nguyễn Bá Bình, một tấm gương tiêu biểu, hăng say học tập và tự tạo được việc làm sau khi kết thúc khóa học Kỹ thuật Sửa chữa MNN. Không có điều kiện học hết chương trình phổ thông, anh Bình đã học sửa chữa xe máy để có công ăn, việc làm. Thế nhưng, “cuộc sống của bà con ngày một khá, họ mua xe máy tốt, biết bao giờ xe mới hỏng để tôi có việc làm”, anh Bình cười, nhớ lại những ngày tháng có việc làm vẫn thiếu cơm ăn. Kể tiếp câu chuyện, anh tâm sự: Ngày “định mệnh” đến với tôi khi Giám đốc Trung tâm xuất hiện và nói với tôi: “Anh biết sửa chữa xe máy, anh hãy đến Trung tâm học Kỹ thuật Sửa chữa MNN. Khi có tay nghề, anh có thể nâng cao thu nhập”. Được Giám đốc đích thân hướng nghiệp, phân tích tác dụng của việc học nghề sẽ góp phần cải thiện cuộc sống. Lúc ấy, tôi bán tín bán nghi nhưng giờ tôi có thể khẳng định: Học nghề đã mang lại cho tôi cuộc sống ấm no hơn”. Cuối năm 2011, kết thúc khóa học, được sự giúp đỡ của các cấp chính quyền, sự động viên, khích lệ từ Trung tâm, anh Bình đã mở HTX cơ khí Minh Nhật, tạo công ăn, việc làm ổn định cho 6 công nhân với mức lương từ 3-4,5 triệu đồng/người/tháng. Những ngày cuối năm, công việc bận rộn, anh phải thuê thêm nhân công để đảm bảo khối lượng công việc, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Anh cười bảo: “Tôi cũng không thể nghĩ rằng, chỉ sau 3 tháng học tập tại Trung tâm mà nay, tôi đã là Chủ nhiệm của một HTX với các khoản thu nhập trừ chi phí lên tới 100 triệu/năm”...


Nhìn lại những kết quả đã đạt được, Phó Chủ tịch UBND xã Trung Thành Phạm Kim Sơn cho biết: Việc qua đào tạo nghề đã đem lại cho LĐNT xã đội ngũ nông dân thạo tay nghề, am hiểu về máy móc, thiết bị cơ khí và các quy trình từ khâu trồng đến khâu sơ chế, bảo quản chè. Qua việc học thí điểm 2 mô hình trên đã góp phần nâng cao thu nhập cho NDNN từ 1,25-1,5 lần, đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Đây là những kết quả ban đầu đầy khả quan nhằm giúp người dân có việc làm ổn định, tăng thu nhập và cải thiện đời sống. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh sản xuất sản phẩm nông nghiệp, phát triển sản xuất hàng hóa cùng xây dựng làng xã giàu mạnh.


THU PHƯƠNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chất và lượng trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn
HGĐT- 18 cơ sở đào tạo nghề (ĐTN), bao gồm các trường cao đẳng, trung cấp và trung tâm dạy nghề tại các huyện, thành phố với trên 428 giáo viên; trung bình mỗi năm đào tạo khoảng 17.000 lao động cho các ngành kinh tế; ước tính hàng năm, tỉnh đã trích khoảng 3,5% tổng chi ngân sách thường xuyên để chi phí cho sự nghiệp ĐTN và đến năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo (ĐT) đạt
14/08/2013
Hoàn lưu Bão số 7 (bão UTOR) ảnh hưởng đến thời tiết tỉnh ta
HGĐT- Theo tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương: Hồi 13 giờ ngày 13.8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 114,1 độ Kinh Đông. Cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 300 km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, cấp 14 (tức là từ 134 đến 166km một giờ), giật cấp 16, cấp 17.
13/08/2013
Nhân ngày Quốc tế Thanh niên 2013: Báo động thị trường lao động trẻ VN
Nhân Ngày Quốc tế Thanh niên (12/8), những kết quả ban đầu của cuộc điều tra quốc gia chuyển tiếp từ trường học tới việc làm (school-to-work transition survey) cho thấy chất lượng việc làm cho thanh niên tuổi từ 15 đến 29 đang gióng lên hồi chuông báo động đối với thị trường lao động trẻ Việt Nam.
13/08/2013
Chi cục Quản lý thị trường: Tăng cường giám sát việc lưu thông và thu hồi sữa nhiễm khuẩn
HGĐT- Ngày 9.8, Chi cục QLTT Hà Giang đã có công văn chỉ đạođội QLTT các huyện, thành phố về việc giám sát việc lưu thông và thu hồi sản phẩm có thể bị nhiễm khuẩn Clostridium Botulinum. Theo đó, các đội QLTT chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan như Chi cục An toàn thực phẩm, Thanh tra Sở Y tế, giám sát việc thu hồi các sản phẩm có thể bị nhiễm khuẩn Clostridium
13/08/2013