Chất và lượng trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn

07:33, 14/08/2013

HGĐT- 18 cơ sở đào tạo nghề (ĐTN), bao gồm các trường cao đẳng, trung cấp và trung tâm dạy nghề tại các huyện, thành phố với trên 428 giáo viên; trung bình mỗi năm đào tạo khoảng 17.000 lao động cho các ngành kinh tế; ước tính hàng năm, tỉnh đã trích khoảng 3,5% tổng chi ngân sách thường xuyên để chi phí cho sự nghiệp ĐTN và đến năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo (ĐT) đạt 45%. Những con số này cho thấy, tỉnh ta đang rất quan tâm, nỗ lực đầu tư và phát triển nguồn nhân lực trong tương lai.



Có bao nhiêu học viên trong lớp đào tạo nghề sữa chữa ô tô (tại Trường Cao đăng nghề) này sẽ có được việc làm sau đào tạo?


Tỉnh ta hiện có trên 87% dân số sống ở nông thôn, trong đó lao động nông thôn (LĐNT) chiếm trên 76% so với cả tỉnh. Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về ĐTN cho lao động nông thôn (LĐNT); đặc biệt là từ khi có Quyết định 1956/QĐ– TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 20120” (đề án 1956), công tác ĐTN trên địa bàn tỉnh đã có những bước phát triển quan trọng: Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị không ngừng được đầu tư mở rộng, phân bố khá hợp lý. Từ năm 2011 đến nay, kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị từ các Chương trình mục tiêu Quốc gia việc làm và dạy nghề đạt trên 62,3 tỷ đồng; trong đó, Dự án ĐTN cho LĐNT là trên 8,8 tỷ đồng. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, giáo viên dạy nghề được bổ sung, đào tạo, bồi dưỡng hàng năm; các cơ sở ĐT chủ động hợp đồng giáo viên thỉnh giảng để thực hiện nhiệm vụ ĐT; nội dung, chương trình, ngành nghề ĐT và phương pháp giảng dạy ngày càng được đổi mới, phù hợp với điều kiện, nhu cầu thực tế về sử dụng lao động của tỉnh. Hiện nay, đã tổ chức ĐT 04 nghề hệ cao đẳng; 20 nghề hệ trung cấp; 44 nghề hệ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trong đó có 27 nghề nghề phi nông nghề, 17 nghề nông nghiệp. Qua 3 năm triển khai thực hiện đề án 1956, với hình thức lồng ghép các chương trình, dự án, tỉnh ta đã ĐT được gần 49 nghìn lao động; số LĐNT có việc làm sau ĐT trên 34.144 người; trong đó chủ yếu là lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, tự tạo việc là tại gia; tỷ lệ lao động (LĐ) qua ĐT nghề của tỉnh đến hết năm 2012 đạt trên 30%. Những kết quả này tuy đã phản ánh nỗ lực của các cấp, các ngành trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh nhà trong tương lai; trong Quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh giai đoạn 2011-2015 cũng đã nêu rõ: Phát triển nguồn nhân lực phải đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng; đáp ứng nhu cầu LĐ trên mọi lĩnh vực, trong đó tập trung những lĩnh vực Hà Giang có lợi thế cạnh tranh; phát triển nhân lực phải đặt trong mối quan hệ mật thiết giữa CNH-HĐH, phát triển hài hòa giữa thành thị và nông thôn; giữa công nghiệp và các ngành kinh tế khác, tạo ra sự đột phá mới về KT-XH; đáp ứng yêu cầu LĐ của tỉnh đồng thời chủ động hội nhập tích cực vào thị trường LĐ khu vực và thế giới. Xây dựng đội ngũ giáo viên có chất lượng cao để đào tạo nguồn nhân lực có trình độ tại địa phương... Nhưng trên thực tế, việc ĐT và sử dụng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh vẫn còn độ “vênh” so với nhu cầu sử dụng nguồn LĐ trong thực tế; công tác ĐT nghề vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải được các ngành chức năng nghiêm khắc nhìn nhận và khắc phục. Nền kinh tế của tỉnh chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, vì vậy tỷ lệ LĐ làm việc trong nhóm ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 75,2%; nhóm ngành công nghiệp-xây dựng chỉ chiếm 9,6%; ngành dịch vụ, thương mại chiếm 15%. Cơ cấu lao động có chiều hướng tăng ở lực lượng tăng LĐ khu vực thành thị, giảm LĐ khu vực nông thôn. Nhiều cơ sở đào tạo nghề (ĐTN) mua sắm trang thiết bị không gắn với nhu cầu và thực tế ĐT đã dẫn đến tình trạng hàng loạt các trang thiệt bị sau khi mua sắm không sử dụng đến gây lãng phí lớn; Các cơ sở ĐT chủ yếu ĐT trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp, còn việc ĐT trình độ đại học, trên đại học phải liên kết ĐT với các cơ sở khác ngoại tỉnh nên chưa ĐT được LĐ có tay nghề cao trong các lĩnh vực hoạt động kỹ thuật, chưa ngang tầm với nhiệm vụ ĐT nguồn nhân lực chất lượng cao theo yêu cầu thực tiễn của địa phương; đặc biệt, các cơ sở ĐT nghề có quy mô nhỏ, mới thành lập còn thiếu cả kinh nghiệm và năng lực; sự liên kết, phối hợp giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng LĐ chưa chặt chẽ; số lượng LĐ đào tạo nhiều nhưng sự thu hút LĐ tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp lại rất hạn chế. Bên cạnh đó, một số ngành kinh tế được xem là trọng điểm của tỉnh trong tương lai như du lịch lại ít được ĐT nhân lực, hiện tại chỉ có 995 người đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch, thương mại, nhưng số LĐ này cũng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch hiện nay... Việc ĐT “thiếu địa chỉ” này dẫn đến tình trạng LĐ đã qua ĐT nhưng không đáp ứng được nhu cầu ngành nghề thực tiễn, khiến cho tỷ lệ LĐ thất nghiệp, thiếu việc làm có chiều hướng tăng.


Phát triển nguồn nhân lực là quá trình biến đổi cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu nhằm phát huy tiềm năng con người. Làm thế nào để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng được nhu cầu thực tế sử dụng LĐ của địa phương, để những người được qua DDT thực sự có việc làm ổn định, XĐGN? Câu hỏi này xin được nghiêm túc chuyển đến các cơ quan chức năng giải đáp,để tình trang ĐT nghề không còn là là một “quả cầu khí”.


BIỆN LUÂN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chi cục Quản lý thị trường: Tăng cường giám sát việc lưu thông và thu hồi sữa nhiễm khuẩn
HGĐT- Ngày 9.8, Chi cục QLTT Hà Giang đã có công văn chỉ đạođội QLTT các huyện, thành phố về việc giám sát việc lưu thông và thu hồi sản phẩm có thể bị nhiễm khuẩn Clostridium Botulinum. Theo đó, các đội QLTT chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan như Chi cục An toàn thực phẩm, Thanh tra Sở Y tế, giám sát việc thu hồi các sản phẩm có thể bị nhiễm khuẩn Clostridium
13/08/2013
Hoàn lưu Bão số 7 (bão UTOR) ảnh hưởng đến thời tiết tỉnh ta
HGĐT- Theo tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương: Hồi 13 giờ ngày 13.8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 114,1 độ Kinh Đông. Cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 300 km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, cấp 14 (tức là từ 134 đến 166km một giờ), giật cấp 16, cấp 17.
13/08/2013
Nhân ngày Quốc tế Thanh niên 2013: Báo động thị trường lao động trẻ VN
Nhân Ngày Quốc tế Thanh niên (12/8), những kết quả ban đầu của cuộc điều tra quốc gia chuyển tiếp từ trường học tới việc làm (school-to-work transition survey) cho thấy chất lượng việc làm cho thanh niên tuổi từ 15 đến 29 đang gióng lên hồi chuông báo động đối với thị trường lao động trẻ Việt Nam.
13/08/2013
Đăng ký kết hôn tập thể cho các cặp nam, nữ chung sống nhưng chưa đăng ký kết hôn
HGĐT- Qua khảo sát, thống kê từ năm 2003 đến nay, trên địa bàn 9 thôn của xã Bát Đại Sơn có tổng số 175 cặp nam, nữ đang chung sống nhưng chưa đăng ký kết hôn, từ 8 - 9.8, tại xã Bát Đại Sơn, huyện đoàn Quản Bạ phối hợp với xã Bát Đại Sơn tổ chức Lễ đăng ký kết hôn tập thể cho các cặp nam, nữ đang chung sống nhưng chưa đăng ký kết hôn trên địa bàn xã.
13/08/2013