Nhân ngày Quốc tế Thanh niên 2013: Báo động thị trường lao động trẻ VN

09:24, 13/08/2013

Nhân Ngày Quốc tế Thanh niên (12/8), những kết quả ban đầu của cuộc điều tra quốc gia chuyển tiếp từ trường học tới việc làm (school-to-work transition survey) cho thấy chất lượng việc làm cho thanh niên tuổi từ 15 đến 29 đang gióng lên hồi chuông báo động đối với thị trường lao động trẻ Việt Nam.


Được Tổng cục Thống kê và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tiến hành đầu năm 2013, cuộc điều tra chỉ ra rằng tác động của việc một bộ phận lớn thanh niên phải làm những công việc năng suất thấp có tác động tới tiềm năng tăng trưởng của quốc gia và đây thực sự là một mối lo ngại lớn.

Cuộc điều tra toàn quốc cho thấy chất lượng việc làm thấp ảnh hưởng tới hơn một nửa lao động thanh niên. Cứ 10 người thì có 8 người làm những công việc không chính thức và một nửa trong số họ có việc làm không thường xuyên (việc tự làm hoặc hợp đồng tạm thời).

Cuộc điều tra xem xét quãng thời gian từ khi thanh niên rời trường học đến khi có được công việc ổn định (với thời gian hợp đồng trên 12 tháng) hoặc công việc mà họ cảm thấy hài lòng đầu tiên. Kết quả cho thấy, tình trạng trình độ đào tạo cao hơn so với yêu cầu công việc – nghĩa là một người làm công việc có yêu cầu thấp hơn so với bằng cấp của họ – lại là một mặt khác của vấn đề. Cứ 10 thanh niên 15-20 tuổi lại có 3 người có trình độ cao hơn yêu cầu của công việc, khiến thu nhập của họ thấp hơn mức đáng lẽ họ có thể được hưởng và họ không thể tận dụng toàn bộ tiềm năng năng suất lao động của mình.

Quá trình chuyển tiếp – con đường không dễ dàng


Cuộc điều tra cho thấy phần lớn thanh niên Việt Nam (59%) đã hoàn thành quá trình chuyển tiếp sang thị trường lao động, tìm được công việc ổn định hoặc việc làm tạm thời mong muốn hoặc tự tạo việc làm, với tỷ lệ nam nhiều hơn nữ. Khoảng 23% các bạn trẻ chưa bắt đầu quá trình chuyển tiếp, chủ yếu vì họ vẫn đang đi học, trong khi số còn lại đang trong quá trình chuyển tiếp.

Trong số các thanh niên đã hoàn thành quá trình chuyển tiếp, một nửa đã tìm được việc làm ổn định, và nửa còn lại đang làm những công việc tạm thời hoặc việc tự làm và họ thấy hài lòng.

Gần một nửa số thanh niên đã hoàn thành quá trình chuyển tiếp đã chuyển trực tiếp từ trường học sang công việc hiện tại (ổn định hoặc khiến họ hài lòng), trong khi đó, số còn lại phải trải quả những công việc tạm thời mà không hài lòng hoặc làm việc không lương cho gia đình trước khi có thể tìm được việc làm tốt hơn. Thời gian chuyển tiếp đối với nhóm thứ hai kéo dài tới 58,5 tháng, tức gần 5 năm.

Đối với nhóm thanh niên “đang trong quá trình chuyển tiếp”, rất có thể họ sẽ phải tiếp tục quá trình này trong một khoảng thời gian dài nữa. Số liệu cho thấy, những người đang trong quá trình chuyển tiếp đã mất trung bình 6 năm vật lộn tìm kiếm một công việc ổn định hoặc làm họ hài lòng mà vẫn chưa có kết quả.

Theo Giám đốc ILO Việt Nam Gyorgy Sziraczki, thanh niên Việt Nam cần được hỗ trợ để có một quá trình chuyển tiếp sang thị trường lao động thuận lợi hơn. Điều này đồng thời sẽgiúp đất nước “giải phóng tối đa tiềm năng của thanh niên”.

Mối liên hệ giữa giáo dục đào tạo và tăng trưởng xuất khẩu, đa dạng hóa nền kinh tế và việc tạo thêm việc làm và việc làm tốt hơn, cần được đẩy mạnh. Trong khi đó, những chính sách khác như hướng nghiệp, tư vấn việc làm, thông tin thị trường lao động và dịch vụ việc làm, có thể giúp quá trình chuyển tiếp từ trường học tới việc làm trở nên thuận lợi hơn. Hiện nay, theo những kết quả ban đầu của cuộc điều tra, phương pháp tìm việc phổ biến nhất của các bạn trẻ là “hỏi bạn bè, người thân và những người có kinh nghiệm”.

“Việt Nam có một nguồn lực lượng lao động trẻ dồi dào nhưng cũng sẽ sớm qua thời đỉnh cao của họ. Nếu không tận dụng được cơ hội, Việt Nam sẽ phải chịu những tổn thất về dài hạn” ông Sziraczki nói.

Kết quả của điều tra chuyển tiếp từ trường học đến việc làm Việt Nam sẽ được công bố chính thức vào mùa thu này. Cuộc điều tra nhằm mục đích tìm hiểu những đặc tính và thách thức cụ thể của việc làm thanh niên và hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách thiết kế các công cụ hữu hiệu giúp quá trình chuyển tiếp này thuận lợi hơn.

Việt Nam là một trong số 28 quốc gia thực hiện điều tra này. Theo kế hoạch, cuộc điều tra lần thứ hai sẽ được thực hiện vào năm 2014.
 
Điều tra chuyển tiếp từ trường học đến việc làm là một phần của dự án Việc làm cho Thanh niên (Work4Youth) thuộc khuôn khổ hợp tác giữa giữa Chương trình Việc làm Thanh niên của ILO và Quỹ MasterCard. Dự án trị giá 14,6 triệu USD này được thực hiện trong 5 năm và kết thúc vào giữa năm 2016, với mục đích tăng cường công tác thu thập và sản xuất thông tin thị trường lao động dành riêng cho thanh niên và giúp các nhà hoạch định chính sách sử dụng và phân tích số liệu thống kê.

hanoimoi.com.vn

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đăng ký kết hôn tập thể cho các cặp nam, nữ chung sống nhưng chưa đăng ký kết hôn
HGĐT- Qua khảo sát, thống kê từ năm 2003 đến nay, trên địa bàn 9 thôn của xã Bát Đại Sơn có tổng số 175 cặp nam, nữ đang chung sống nhưng chưa đăng ký kết hôn, từ 8 - 9.8, tại xã Bát Đại Sơn, huyện đoàn Quản Bạ phối hợp với xã Bát Đại Sơn tổ chức Lễ đăng ký kết hôn tập thể cho các cặp nam, nữ đang chung sống nhưng chưa đăng ký kết hôn trên địa bàn xã.
13/08/2013
Thợ mỏ làm việc thiện!
HGĐT- Công ty Cổ phần Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang có 215 cán bộ, công nhân làm nhiệm vụ khai thác, chế biến, xuất khẩu khoáng sản. Năm 2012, Công ty nộp ngân sách Nhà nước trên 44 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2013, duy trì ổn định sản xuất, nộp ngân sách trên 28 tỷ đồng; đóng góp làm từ thiện xã hội trên 9 tỷ đồng để xây trường học, nhà văn hoá cộng đồng, bếp ăn tình
13/08/2013
Xử lý nghiêm cán bộ có biểu hiện “ngâm” hồ sơ
HGĐT- Đó là ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Đàm Văn Bông tại phiên họp thường kỳ tháng 8 vừa được UBND tỉnh tổ chức. Theo người đứng đầu chính quyền tỉnh: Việc thực hiện cải cách hành chính (CCHC) thời gian qua còn nhiều bất cập, kết quả đạt được chưa như mong muốn, nguyên nhân chủ yếu vẫn xuất phát từ công tác cán bộ.
13/08/2013
Giao lưu văn nghệ kỷ niệm 52 năm Thảm họa Da cam/điôxin Việt Nam
HGĐT- Ngày 10.8, tại thôn Tân An, Hội Cựu chiến binh phối hợp với Hội NNCĐDC/Điôxin xã Hùng An (Bắc Quang) tổ chức đêm giao lưu văn nghệ, quyên góp ủng hộ nạn nhân chất độc da cam nhân kỷ niệm 52 năm Thảm họa Da cam/điôxin Việt Nam; ông Triệu Đức Thanh, Chủ tịch Hội NNCĐDC/Điôxin tỉnh cùng lãnh đạo huyện Bắc Quang, xã Hùng An và đông đảo người dân trong và ngoài xã cùng đến dự.
13/08/2013