Kết nối di sản Trường Lũy với du lịch

09:09, 09/05/2011

Các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hóa hôm qua đề xuất khẩn cấp lập Ban quản lý di tích, bảo tồn, đánh thức tiềm năng di sản Trường Lũy ở Quảng Ngãi để khai thác du lịch.


Hội thảo Bảo tồn và phát huy di tích Trường Lũy - Quảng Ngãi gắn với du lịch sáng qua thu hút sự quan tâm đặc biệt của các chuyên gia Anh, nhiều nhà khảo cổ, chuyên gia nghiên cứu văn hóa trong nước.

Tại hội thảo, ông Christopher Young, Chủ tịch Hội đồng Di sản Anh, Cố vấn UNESSCO nhận định: “Trường Lũy là công trình kiến trúc quan trọng, bằng chứng sinh động quá trình phát triển lịch sử của Việt Nam. Chắc chắn công trình độc đáo này còn ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại, tương lai nước Việt”.

Để đánh thức tiềm năng du lịch xứng tầm với di sản này, tiến sĩ Young đưa ra một số giải pháp. Cụ thể, Quảng Ngãi cần phổ biến quy định bảo tồn Trường Lũy đến các địa phương có lũy đi qua. Thành lập ngay Ban quản lý di tích để kiểm soát tổng thể, đánh giá hiện trạng di tích thường xuyên, đưa ra những tư vấn thiết thực khai thác giá trị Trường Lũy trong tương lai gần. Đây cũng là 3 điều kiện tối thiểu để đề xuất UNESSCO xếp hạng di tích này là di sản văn hóa thế giới.

Chủ tịch Hội đồng di sản Anh Christopher Young tại hội thảo về Trường Lũy hôm 6/5. Ảnh: Trí Tín
Chủ tịch Hội đồng di sản Anh Christopher Young tại hội thảo về Trường Lũy hôm 6/5. Ảnh: Trí Tín

Còn theo chuyên gia du lịch cao cấp của Anh, bà Jane BranTom, Trường Lũy là “cơ hội vàng” để Quảng Ngãi phát triển du lịch. Để điều này sớm trở thành hiện thực, bà đề xuất tỉnh khẩn trương xây dựng kế hoạch phát triển du lịch nằm trong kế hoạch tổng thể đánh thức tiềm năng Trường Lũy. Bên cạnh đó là ưu tiên đầu tư xây dựng thương hiệu, xây dựng điểm dừng chân cho du khách, đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông, khách sạn, nhà hàng ăn uống…

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi đang khẩn trương lập hồ sơ đề nghị thủ tướng xem xét xếp hạng Trường Lũy là di tích quốc gia đặc biệt. Cuối tháng 3 vừa qua, đại sứ các nước Pháp, Ba Lan, Hungary, Anh, Hy Lạp, Italy cùng Phái đoàn Ủy ban Châu Âu (EU) đã đến thăm di tích Trường Lũy. Các đại sứ, nhà nghiên cứu văn hóa đều có nhận định chung: Đây là công trình kiến trúc hết sức độc đáo, một di sản quý báu không chỉ của Việt Nam mà là của cả nhân loại.

Trong chuyến đi này, Trưởng phái đoàn Ủy ban châu Âu Sean Doyle đề nghị Việt Nam sớm xây dựng dự án chi tiết để bảo tồn, phát huy giá trị Trường Lũy. Ông cũng cam kết hỗ trợ tỉnh Quảng Ngãi trong vai trò kết nối các nước thành viên, tiếp tục nghiên cứu sâu, đầu tư du lịch cũng như tài chính để nâng tầm quốc tế công trình kiến trúc độc đáo của Việt Nam này.

Các đại sứ Châu Âu thăm Trường Lũy hồi cuối tháng 3. Ảnh: Trí Tín
Các đại sứ Châu Âu thăm Trường Lũy hồi cuối tháng 3. Ảnh: Trí Tín

Trường lũy có chiều dài gần 200 km, là công trình kiến trúc lớn và đa dạng với nhiều phần bằng đá, nhiều phần khác làm bằng đất và một số đoạn làm bằng cả đất và đá. Thuộc Trường Lũy có hơn 50 đồn đã được tìm thấy đều xây bằng đá và tình trạng bảo tồn tốt, hoặc xây bằng đất có hào bao quanh...

Điểm đầu của Trường Lũy bắt đầu từ huyện Trà Bồng kéo dài qua 7 huyện khác của Quảng Ngãi và trải dài qua hai huyện Hoài Nhơn, An Lão của tỉnh Bình Định. Theo sử sách ghi lại, công trình được xây vào khoảng đầu thế kỷ 19 dưới thời vua Gia Long - Nguyễn Ánh. Tuy nhiên các tài liệu khảo cổ học mới nhất cho thấy Trường Lũy được hình thành từ nửa cuối thế kỷ XVII.

Từ năm 2005, các nhà nghiên cứu thuộc Trường Viễn Đông Bác cổ và Viện Khảo cổ học Việt Nam đã nghiên cứu về Trường Lũy. Căn cứ vào những hiện vật đã khai quật, khảo sát nghiên cứu di tích Trường Lũy đoạn chạy qua địa phận huyện Nghĩa Hành và Ba Tơ, các nhà khảo cổ học khẳng định: Trường Lũy không những là công trình quân sự (thế kỷ 17) mà còn là điểm giao lưu văn hóa, xã hội và phát triển kinh tế của cộng đồng dân cư thời bấy giờ.

Giáo sư Trần Đức Cường, Phó Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam nhấn mạnh: “Khách du lịch trong nước và quốc tế đến Quảng Ngãi không chỉ đơn thuần là thăm Trường Lũy mà còn có thể kết nối với tour du lịch biển đảo Lý Sơn - quê hương Hải đội Hoàng Sa, hành trình theo “Dòng Nhật ký nữ anh hùng, bác sĩ Đặng Thùy Trâm”, tìm hiểu nền văn hóa Sa Huỳnh lâu đời ở đây…”.

Giáo sư Cường kiến nghị: Quảng Ngãi cần mời các chuyên gia góp ý thành lập Ban quản lý di tích Trường Lũy, tìm hiểu nhiều nhóm khách du lịch khác nhau để nắm bắt sở thích của họ thì làm du lịch mới thành công. Thế mạnh nơi đây là khai thác tiềm năng du lịch tìm hiểu lịch sử Việt Nam, văn hóa độc đáo, đặc trưng cho dải đất miền Trung này.


vnexpress

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Phát triển du lịch trong 5 năm qua
HGĐT- Với sự hội nhập của nền kinh tế đất nước với kinh tế thế giới, đó là điều kiện thuận lợi để những địa phương như Hà Giang có cơ hội phát huy tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực du lịch. 5 năm, đó cũng là quãng thời gian để bộ mặt Hà Giang có những đổi thay vượt bậc và lĩnh vực du lịch cũng cho thấy đang từng bước vươn lên hội nhập với cả nước.
28/02/2011
Cù Lao Chàm - Điểm du lịch xanh không túi nilon
Những ai lần đầu đến với Cù Lao Chàm (xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, Quảng Nam) chắc chắn sẽ bị hòn đảo này quyến rũ. Một màu biếc xanh nguyên sơ của cây rừng nối liền với màu xanh của biển bằng dải lụa cát trắng mịn màng, lấp lánh dưới ánh nắng vàng và màu trời xanh thẳm…
27/03/2011
Vịnh Hạ Long tiếp tục nằm trong top 5 kỳ quan thiên nhiên
Theo tin từ Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, nhiều nước như Hàn Quốc, Ireland, Canada... đang kêu gọi người dân bình chọn kỳ quan của nước mình. Lễ công bố 7 kỳ quan thế giới mới sẽ diễn ra vào ngày 11/11 tới.
26/02/2011
Khai thác du lịch gắn với đầu tư, bảo vệ Cao nguyên đá Đồng Văn
HGĐT- Cao nguyên đá Đồng Văn (CNĐĐV) từ trước khi được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu (CVĐCTC) đã là một địa chỉ ưa thích của du khách trong và ngoài nước.
20/04/2011