Hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Quản Bạ

17:13, 16/12/2015

BHG - Nhân chuyến công tác của đồng chí Giám đốc Sở Lao động-TBXH tỉnh Sùng Đại Hùng đến thăm và làm việc tại Trung tâm Dạy nghề huyện Quản Bạ vào cuối tháng 11.2015, chúng tôi có dịp được tìm hiểu thêm về hiệu quả từ công tác dạy nghề cho lao động nông thôn gắn với giải quyết việc làm tại huyện Quản Bạ. Những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Quản Bạ luôn được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm, chú trọng và đang phát huy hiệu quả thiết thực. Dù là nghề nông nghiệp hay phi nông nghiệp, sau khi hoàn thành chương trình tại các lớp đào tạo nghề, phần lớn các học viên đã phát huy được nghề ngay tại địa phương hoặc hành nghề tại một số doanh nghiệp, góp phần quan trọng vào mục tiêu xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn. Đến các xã Quyết Tiến, Thanh Vân, Đông Hà, Lùng Tám, Cán Tỷ, Quản Bạ và thị trấn Tam Sơn, ở xã nào chúng tôi cũng thấy sự đổi thay mạnh mẽ và khá toàn diện so với những lần đến trước. Hỏi ra được biết, mọi thay đổi nơi đây đều bắt nguồn từ thay đổi nhận thức.

Ông Lê Trung Kiên, Giám đốc Trung tâm Dạy nghề cho biết: Trong gần 3 năm thực hiện Đề án đào taọ nghề cho lao động nông thôn của huyện, cái được lớn  nhất là người nông dân đã thay đổi được nhận thức. Từ thói quen lao động nhỏ lẻ trong sản xuất nông nghiệp, giờ đây phần lớn trong số họ đã mạnh dạn làm ăn nhờ những kiến thức, hiểu biết thông qua các lớp tập huấn, các chương trình đào tạo nghề... để đưa lại hiệu quả hơn trong sản xuất, kinh doanh. Không chỉ nhiều nghề mới đang cho thu nhập khá mà ngay trong sản xuất nông nghiệp, nhiều gia đình đã biết áp dụng tiến bộ kỹ thuật nên năng suất cây trồng, vật nuôi cũng nhanh hơn, cao hơn trước. Nếu như trước đây, người dân sống chủ yếu dựa vào nghề nông thì nay đã khác, nhiều nghề mới đang được phổ biến, cho thu nhập tốt, giúp người nông dân vốn “một nắng hai sương” với đồng ruộng đang dần thay đổi nhận thức trong chọn nghề để làm ăn sinh sống bằng việc mở nhà hàng phục vụ ăn uống, nhà nghỉ, trồng rau sạch, chăn nuôi bò hàng hóa, chế biến làm thịt bò khô, lạp sườn, sửa chữa xe máy; may mặc, đan lát, thêu dệt, xây dựng... bằng những nghề đã học từ Trung tâm Dạy nghề của huyện, điển hình như anh Cháng Thìn Lù, thôn Thanh Long, xã Thanh Vân; anh Vàng Hồ Dương, thôn Tả Ván, xã Tả Ván; anh Sùng Chẩn Mình, Sùng Mí Giàng, thôn Lỗ Thàng I, xã Thái An; Giàng Tờ Quẩy, thôn Tùng Vài Phìn, xã Tùng Vài, Giàng Chẩn Dư, Vù Xín Sài, thôn Tùng Vài Phìn, xã Tùng Vài... đảm bảo việc làm cho các thành viên và có thu  nhập ổn định cho gia đình, ngoài ra còn giúp những lao động khác có việc làm tại gia đình mình.

Theo Bà Lê Thị Thủy, Phó Trưởng phòng Lao động - TBXH huyện Quản Bạ cho biết: Được sự quan tâm của các cấp, các ngành, trong thời gian qua, mỗi năm trung bình huyện tổ chức mở được từ 40-50 lớp đào tạo nghề với trên 1.500 lao động nông thôn và cán bộ công chức xã tham gia trên nhiều lĩnh vực như: Nông nghiệp, phi nông nghiệp, quản lí Nhà nước... Đó là chưa tính hàng chục lớp đào tạo ngắn hạn, dài hạn hàng năm theo các nguồn kinh phí hỗ trợ hoặc các dự án khác. Tính đến cuối tháng 10.2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo ở Quản Bạ chiếm trên 40%, trong đó, lao động qua đào tạo nghề chiếm 26%; trên 70% học viên sau học nghề tạo được việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động theo tiêu chí xây dựng Nông thôn mới.

Điểm đáng ghi nhận khác là hiện nay, Quản Bạ đã cung cấp lao động cho Công ty Cổ phần nông - lâm nghiệp Bình Minh 3, Công ty An Vi được 100 lao động thường xuyên và 300 lao động thời vụ làm việc tại địa phương; thành lập 5 Hợp tác xã dược liệu tại xã Quyết Tiến, xã Thanh Vân, xã Quản Bạ, xã Tùng Vài và thị trấn Tam sơn, thu hút 200 lao động để các Hợp tác xã này trồng cây dược liệu và bán lại cho Công ty Cổ phần nông - lâm nghiệp Bình Minh 3.

Để góp phần có hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với xây dựng Nông thôn mới, thời gian tới, Quản Bạ sẽ tập trung đào tạo nghề gắn với tạo việc làm mới bằng những hình thức liên kết với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh... Đó là lời của đồng chí Phó Trưởng phòng Lao động - TBXH huyện Quản Bạ, cho biết.

         Mai Sỹ Vinh

(Sở Lao động-TBXH)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Ngôi trường vùng cao - Nói không với thuốc lá

BHG - Sẵn sàng chia sẻ với nhau các kiến thức và kỹ năng nói không với thuốc lá, có hẳn một câu lạc bộ phòng chống tác hại của thuốc lá, một đội văn nghệ chuyên dàn dựng những tiểu phẩm, truyền tải những thông tin, kiến thức về tác hại của thuốc lá, và mỗi học sinh đều là một tuyên truyền viên về phòng chống tác hại của thuốc lá, định kỳ mỗi tối thứ 7 hàng tuần 

16/12/2015
Xín Chải chú trọng nâng cao đời sống người dân

BHG- Là một trong những xã biên giới của huyện Vị Xuyên, những năm qua, chính quyền và nhân dân xã Xín Chải luôn phải đối mặt với nhiều bất lợi về điều kiện tự nhiên nhưng đã biết vận dụng, khai thác những tiềm năng, thế mạnh của mình để phát triển kinh tế hiệu quả; từng bước nâng cao đời sống của người dân. Bên cạnh đó, đồng bào các dân tộc trong xã đã sát cánh với các lực lượng chức năng bảo vệ vững chắc đường biên, mốc giới; đảm bảo an ninh chính trị trên địa bàn.

16/12/2015
Xã Minh Tân nỗ lực thực hiện tốt công tác dân số – KHHGĐ

BHG- Xác định công tác dân số (DS) - KHHGĐ là một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, những năm gần đây, cấp ủy, chính quyền xã Minh Tân (Vị Xuyên) luôn quan tâm đẩy mạnh tuyên truyền về Pháp lệnh DS; tổ chức tốt chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) tạo sự chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động trong mọi tầng lớp nhân dân. 

16/12/2015
Thành phố Hà Giang: Xã hội hóa xóa nhà tạm và hỗ trợ hộ nghèo

Bằng sự kêu gọi ủng hộ của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân; hàng chục ngôi nhà trị giá từ vài chục triệu đồng đến vài trăm triệu đồng được xây dựng kiên cố thay cho những ngôi nhà tạm, dột nát của các hộ nghèo. 

16/12/2015