Các huyện, thành phố tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số

15:49, 17/10/2014

HGĐT- Sáng ngày 17.10, tại thị trấn Việt Quang (Bắc Quang) đã diễn ra Đại hội Đại biểu (ĐHĐB) các dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Bắc Quang lần thứ 2. Dự Đại hội có đồng chí Vương Mí Vàng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh…



Lãnh đạo huyện Bắc Quang tặng Giấy khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước của đồng bào các DTTS giai đoạn 2009-2014.


Sau 5 năm thực hiện Quyết tâm thư ĐHĐB các DTTS lần thứ nhất (2009-2014), đồng bào các DTTS huyện Bắc Quang đã tích cực tham gia các chương trình phát triển KT-XH, đạt nhiều kết quả đáng khích lệ:Hoàn thành 9/9 nhiệm vụ theo định hướng giai đoạn 2009-2014. Kinh tế tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; đồng bào các DTTS đã phát triển sản xuất, kinh doanh theo hướng sản xuất hàng hoá; đưa được giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất; ngày càng xuất hiện nhiều mô hình đồng bào DTTS làm kinh tế giỏi. Đời sống văn hoá, xã hội nhất là vùng sâu, vùng xa có bước phát triển mới. Những hủ tục lạc hậu dần được loại bỏ; hệ thống chính trị tiếp tục được củng cố, an ninh trật tự ổn định…

 

Phát biểu tại Đại hội, đồng chí Vương Mí Vàng mong muốn: Huyện Bắc Quang tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện có hiệu quả các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước “coi vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc là nhiệm vụ chiến lược trong sự nghiệp cách mạng”. Đồng thời, thực hiện tốt chính sách bình đẳng, đoàn kết các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các tầng lớp nhân dân nâng cao ý thức tự lực, tự cường, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; chuyển mạnh sản xuất nông lâm nghiệp từ số lượng sang chất lượng. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị, xã hội tiếp tục tập hợp khối đại đoàn kết các dân tộc, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong vùng đồng bào các DTTS và tầng lớp nhân dân. Kết hợp phát triển KT-XH gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng địa bàn xung yếu, vùng sâu, vùng xa; đề cao cảnh giác và ngăn chặn những âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo của các thế lực phản động nhằm lừa gạt, lôi kéo, kích động đồng bào phá hoại an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chia rẽ đoàn kết dân tộc,…

 

Dịp này, Đại hội đã biểu dương, khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua phát triển KT-XH. Cử 23 đại biểu tiêu biểu tham dự ĐHĐB các DTTS tỉnh Hà Giang lần thứ 2.  

                                              THU PHƯƠNG

 

* Ngày 17, thành phố Hà Giang tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Giang lần thứ II. Đồng chí Trần Mạnh Lợi, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố dự và chỉ đạo. Cùng dự có lãnh đạo thành phố Hà Giang và 146 đại biểu tiêu biểu, đại diện cho các dân tộc trên địa bàn thành phố.

 


Bí thư Thành ủy Trần Mạnh Lợi trao Kỷ niệm chương cho cá nhân có thành tích xuất sắc trong vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn thành phố Hà Giang.


Hiện thành phố Hà Giang có 17 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số có 22.021 người chiếm 41,40%. Cộng đồng các dân tộc thành phố sống trải dài trên 8 xã, phường, trong đó: Dân tộc Tày 14.237 người, chiếm 26,77%; dân tộc Dao 3.402 người, chiếm 6,40%; dân tộc Hoa 1.528 người, chiếm 2,87%... Trong những năm qua, đồng bào các dân tộc thành phố luôn phát huy truyền thống văn hóa, lao động sản xuất, giao lưu, tạo nên sự hòa quyện, đan xen, thống nhất trong quá trình phát triển toàn diện kinh tế xã hội, văn hóa của địa phương. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền thành phố, nhân dân các dân tộc thành phố Hà Giang đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh. Nền kinh tế tiếp tục đạt mức tăng trưởng khá, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường, nhiều công trình phục vụ sản xuất, đời sống dân sinh được xây dựng từ nguồn vốn Nhà nước và sự đóng góp của nhân dân. Qua đó, đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân các dân tộc được cải thiện rõ rệt, các chính sách của Đảng, Nhà nước về dân tộc được triển khai thực hiện có hiệu quả.

 

Tại đại hội đã có nhiều tham luận của các tập thể cá nhân, giới thiệu cách làm hay, những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo của từng địa phương vùng miền, trong công tác dân tộc và thực hiện chính sách về dân tộc; đồng thời đề xuất, kiến nghị với Đảng, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với đồng bào dân tộc thiểu số...

 

Đại hội đã bầu các đại biểu đi dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số toàn tỉnh diễn ra vào thời gian tới. Cũng trong dịp này, lãnh đạo thành phố đã trao nhiều Bằng khen, Kỷ niệm chương của Ủy ban Dân tộc Quốc hội cho các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc về vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc.

                                                                      VĂN NGHỊ

 

* Ngày 17.10, huyện Yên Minh long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ 2. Dự đại hội có đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang; lãnh đạo đại diện các sở, ban, ngành của tỉnh, cùng 133 đại biểu, đại diện cho 16 dân tộc anh em trên địa bàn huyện về dự đại hội.

 
Đồng chí Nguyễn Minh Tiến, cùng các đại biểu chụp ảnh lưu niệm với Đoàn đại biểu đi dự đại hội cấp trên.

Với
sự cố gắng nỗ lực của các cấp, các ngành cùng toàn thể nhân dân các dân tộc huyện Yên Minh, nhiệm vụ phát triển KT - XH, QP - AN trong giai đoạn 2010 – 2014 trên địa bàn đạt được những kết quả đáng khích lệ. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến tích cực, sản lượng lương thực cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người dân, ước tổng sản lượng cây lương thực năm 2014 đạt 41.590 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 491,4 kg/người/năm; có 83% số hộ được sử dụng điện lưới Quốc gia; 94,7% số thôn có đường ô tô. Đồng bào các dân tộc trong huyện luôn đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, hăng hái thi đua lao động sản xuất, giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng NTM, đã huy động được trên 302.000 ngày công, hiến 109.000 m2 đất để mở mới, mở rộng 250 km đường giao thông nông thôn. Công tác XĐGN đạt kết quả tích cực; các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa không ngừng phát triển. ng tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị được tăng cường, tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội trong vùng đồng bào dân tộc được ổn định, QP - AN đảm bảo và giữ vững...

Tại đại hội, các đại biểu đã tập trung thảo luận, chỉ rõ những tồn tại hạn chế, qua đó đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm cho giai đoạn tiếp theo, cụ thể là: Từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào, trong đó tập trung giải quyết khó khăn về nhà ở, nước sinh hoạt, nâng cao trình độ dân trí và mức thụ hưởng văn hóa của đồng bào, gìn giữ bản sắc văn hóa của từng dân tộc; xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới. Phấn đấu nâng mức thu nhập bình quân theo đầu người vùng dân tộc lên 25 triệu đồng/người/năm; giảm tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2020 xuống còn 14,2%; đưa tỷ lệ hộ dân được xem truyền hình, sử dụng điện lưới Quốc gia đạt 100%.  

Phát biểu tại đại hội, đồng chí Nguyễn Minh Tiến biểu dương thành tích mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Yên Minh đạt được trong thời gian qua, đồng chí nhấn mạnh: Để tiếp tục phát huy hơn nữa sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc, cấp ủy, chính quyền huyện Yên Minh cần tiếp tục thực hiện tốt chính sách dân tộc, ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc. Tiếp tục phát huy vai trò, hiệu quả hoạt động mô hình Hội nghệ nhân dân gian, mô hình tự quản tại thôn bản. Lồng ghép các nguồn lực, huy động sức dân tạo đột phá mạnh mẽ hơn trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã, vùng động lực, tạo tiền đề để phát triển toàn diện. Đối với đồng bào dân tộc thiểu số cần phát huy hơn nữa tính tự lực, tự cường, đoàn kết, giúp đỡ nhau, thi đua hăng hái lao động sản xuất để XĐGN, từng bước vươn lên làm giầu chính đáng.

Nhân dịp này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tặng Kỷ niệm chương cho 21 cá nhân vì đã có nhiều cống hiến trong sự nghiệp xây dựng và phát triển khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam; UBND huyện tặng Giấy Khen cho 18 tập thể, 29 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc giai đoạn 2009 - 2014.

Đại hội đã bầu đoàn đại biểu gồm 24 đồng chí đi dự đại hội cấp trên.

Hoàng Ngọc

* Ngày 17.10, huyện Vị Xuyên đã long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ II, năm 2014. Dự Đại hội có Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện; cán bộ lão thành của huyện qua các thời kỳ; địa diện các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang trong huyện cùng 143 đại biểu đại diện cho đồng bào nhân dân các dân tộc của huyện Vị Xuyên.


      Thiếu niên trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện chào mừng Đại hội.


Đại hội đã đánh giá tình hình thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và phong trào thi đua yêu nước của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện 5 năm qua. Trong việc thực hiện các chính sách dân tộc và các chương trình mục tiêu Quốc gia như Chương trình 135 giai đoạn 2, Chương trình 134, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn… đã được cấp ủy, chính quyền từ huyện đến các xã thực hiện mang lại hiệu quả cao, giúp các hộ nghèo phát triển sản xuất, tăng cao thu nhập, giảm bớt khó khăn, ổn định và nâng cao đời sống sinh hoạt, sức khỏe nhân dân được bảo vệ. Niềm tin của đồng bào các dân tộc trong huyện đối với chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước được củng cố. Vai trò của người có uy tín trong cộng đồng dân cư được khẳng định rõ rệt. Các vấn đề truyền đạo, học đạo, di dịch cư trái với quy định của Nhà nước được giải quyết ngay từ cơ sở. Các chính sách: Phát triển giáo dục, y tế, văn hóa; cấp không thu tiền một số báo, tạp chí cho đồng bào thiểu số vùng dân tộc và miền núi; vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn; chính sách cán bộ đối với người dân tộc… cũng được triển khai thực hiện nghiêm túc mang lại kết quả đáng khích lệ.

 

Từ 2019 – 2014, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc đã được triển khai đầy đủ, kịp thời, đạt được chỉ tiêu chủ yếu do Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số huyện lần thứ I đề ra. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực được đầu tư; thực hiện tốt các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển KT – XH, giảm nghèo bền vững. Hệ thống kế cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư đã từng bước giải quyết khó khăn về đi lại, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất, giao lưu kinh tế, văn hóa… Với kết quả đạt được trong 5 năm qua, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc được nâng lên rõ rệt; diện mạo các làng, bản trên địa bàn huyện có nhiều khởi sắc; khối đại đoàn kết dân tộc, lòng tin của đồng bào với Đảng, Nhà nước được giữ vững…

 

Tại Đại hội, đại biểu đã tập trung thảo luận các vấn đề: Công tác vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; phát huy vai trò người có uy tín trong việc vận động nhân dân các dân tộc thiểu số hiến đất, hoa màu làm đường giao thông nông thôn, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; tuyên truyền, vận động con em, dòng họ và nhân dân chấp hành chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện; công tác vận động nhân dân các dân tộc tham gia xây dựng và bảo vệ chủ quyền biên giới, xây dựng thôn, bản vững mạnh, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, thực hiện phong trào xóa đói giảm nghèo; vận động đồng bào theo đạo sống tốt đời, đẹp đạo… Đại hội cũng đề ra những nhiệm vụ, giải pháp công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc giai đoạn 2014 – 2019; bầu 25 đại biểu dự Đại hội Đại biểu cấp trên.

 

Nhân dịp này, UBND huyện tặng Giấy khen cho 11 tập thể, 30 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc giai đoạn 2009 – 2014.

                                                                          An Dương


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Niềm tin
Kính tặng chị Lê Thị Biển Khơi, vợ liệt sĩ Lê Binh Chủng!Ngày ngày con vẫn hỏi cha dâu?Chị chỉ ôm con lệ rơi theo tủi phậnCon lớn lên với nửa tình yêu ôm chặtMột nửa tâm hồn thơ dại thiếu bóng cha
30/09/2014
Sáo và cá Cờ
HGĐT- Sáo đỏm dáng, đầu lúc nào cũng mượt. Cặp mỏ và đôi chân màu vàng, trông rõ là kẻ sang. Cổ Sáo có một vòng lông trắng, hễ rỗi rãi Sáo lại nghển lên cho thiên hạ xem. Chiều chiều Sáo đậu trên lưng Trâu tha thẩn ở soi đất rìa sông, tên Cào Cào, Châu Chấu nào bị Trâu khua động bay ra là Sáo sà xuống xơi tái. No đủ, nhàn nhã, Sáo đi đứng điệu đà, thỉnh thoảng hót vài tiếng
30/09/2014
Cờ đỏ sao vàng trên đỉnh trời cực Bắc
HGĐT- Trong một chuyến hành trình dài lên với Cao nguyên đá Đồng Văn, trải qua những cung đường đèo dốc như vắt ngược lên đỉnh núi, thưa thớt bóng người. Thấm mệt..., nhưng cảm xúc trong tôi bỗng trào dâng, ấm lạ khi lẫn trong gió ngàn và đá núi là hình hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng hiên ngang tung bay trước cửa một nhà dân.
30/09/2014
Độc đáo nghề xe lanh dệt vải của người Mông ở Đồng Văn
Người Mông sinh sống trên cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) vẫn tự hào rằng, họ có hai nghề truyền thống khiến cộng đồng các dân tộc khác phải nể phục là nghề xe lanh dệt vải và nghề rèn độc đáo.
29/09/2014