Lồng ghép kiến thức phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai vào các môn học

06:35, 23/09/2017

BHG- Trong Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai (PC&GNTT) của ngành Giáo dục (GD) giai đoạn 2011 - 2020, ngành GD đặt mục tiêu đến năm 2015 hoàn thành việc mở và tổ chức đào tạo các chuyên ngành phục vụ công tác PC&GNTT.

Bên cạnh đó, ngành GD phấn đấu đến năm 2012 hoàn thành việc nghiên cứu và thiết kế mô hình trường/lớp học PC&GNTT; đến năm 2015 xây dựng thí điểm mẫu trường/lớp học PC&GNTT ở một số khu vực đặc thù; từ 2016 - 2020 tổ chức triển khai áp dụng đại trà mẫu trường/lớp học PC&GNTT theo kế hoạch cụ thể của Bộ GD&ĐT...

Năm 2015 hoàn thành việc lồng ghép, tích hợp những kiến thức cơ bản về PC&GNTT vào các chương trình GD, hoạt động ngoại khoá trong nhà trường; từ năm 2016 tổ chức triển khai đại trà theo kế hoạch cụ thể của Bộ GD&ĐT. Để thực hiện được những mục tiêu trên, ngành GD đã đề ra nhiều nhiệm vụ và giải pháp cụ thể như sau:

Công tác đưa kiến thức về PC&GNTT vào nhà trường, phải cập nhật, tích hợp, lồng ghép có chọn lọc những kiến thức về công tác PC&GNTT vào các môn học phù hợp trong chương trình, sách giáo khoa đang thực hiện, phối hợp chặt chẽ với các nội dung giáo dục “Ứng phó với biến đổi khí hậu”, “Môi trường”, “Kỹ năng sống”, “Phòng, chống tai nạn thương tích” và “Chuẩn tối thiểu về giáo dục trong hoàn cảnh khẩn cấp” cùng với nội dung “Hỗ trợ tâm lý trẻ em trong các hoạt động giáo dục trong hoàn cảnh khẩn cấp” để tránh chồng chéo, quá tải cho học sinh, sinh viên. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh, sinh viên liên quan tới công tác PC&GNTT (2011 - 2020)...

Đối với công tác nghiên cứu, thiết kế, xây dựng và nhân rộng mô hình trường/lớp học PC&GNTT, cần nghiên cứu, thiết kế mô hình trường/lớp học đáp ứng yêu cầu của công tác PC&GNTT ở một số khu vực đặc thù như: vùng ven biển (bão, lụt, lũ, sóng thần); vùng núi đồi, ven sông, suối (lũ quét, sạt lở, cháy rừng); vùng đồng bằng (lụt, bão); vùng đô thị (động đất, cháy nổ)... Thí điểm xây dựng trường/lớp học PC&GNTT ở một số khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai để tổ chức dạy, học và là nơi phòng, tránh an toàn cho cộng đồng khi có thiên tai xảy ra.

BTV (ST) 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Phòng, chống dịch bệnh mùa mưa, lũ

BHG - Các đợt mưa lớn, bão, lũ lụt... là thời điểm thuận lợi cho mầm bệnh phát sinh và bùng phát thành dịch bệnh, đe dọa sức khỏe cộng đồng.

22/09/2017
Nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng

BHG - Để thực hiện tốt công tác phòng, chống thiên tai (PCTT), tìm kiếm cứu nạn (TKCN) nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra; các sở, ngành, địa phương; các huyện, thành phố cần thực hiện tốt Luật PCTT và các nghị định, chỉ thị của Trung ương, của địa phương về công tác PCTT và xác định nhiệm vụ PCTT là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng.

21/09/2017
Phòng, chống ngập úng, bảo vệ cây trồng

BHG - Đang trong mùa mưa bão, để phòng mưa to gây ngập úng và hạn chế thấp nhất tác hại của thời tiết đến cây trồng, bà con cần thực hiện các biện pháp sau:

20/09/2017
Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng, chống

1. Hoạt động của bão:

Mùa bão bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11, đôi khi có bão sớm vào tháng 5 và muộn sang tháng 12, nhưng cường độ yếu. Bão tập trung nhiều nhất vào tháng 9, sau đó đến các tháng 10 và tháng 8. 

19/09/2017