Phòng, chống ngập úng, bảo vệ cây trồng

08:15, 20/09/2017

BHG - Đang trong mùa mưa bão, để phòng mưa to gây ngập úng và hạn chế thấp nhất tác hại của thời tiết đến cây trồng, bà con cần thực hiện các biện pháp sau:

1. Đối với lúa:

- Kiểm tra, rà soát lại diện tích mạ dự phòng đã gieo, bảo vệ diện tích này bằng mọi biện pháp không để chuột, sâu, bệnh hoặc úng ngập mất mạ và cân đối lượng giống ngắn ngày đã dự phòng để kịp thời cấy dặm những diện tích lúa bị ảnh hưởng do mưa bão gây ra.

 - Khoanh vùng những diện tích lúa mới cấy, cây lúa chưa bén rễ, hồi xanh; diện tích lúa gieo thẳng, lúa cấy bằng mạ nền cứng chiều cao cây thấp dễ bị ngập ưu tiên tiêu, thoát nước trước. Những diện tích cấy sớm, cây lúa đã phát triển tiêu thoát nước sau. Phải thực hiện tiêu thoát thật nhanh bằng mọi biện pháp theo phương châm “Vùng trũng tiêu nước trước, vùng cao tiêu nước sau, lúa mới cấy tiêu nước trước, lúa cấy sớm tiêu nước sau” không để ngập, úng kéo dài gây mất lúa.

2. Đối với cây rau, màu:

- Khẩn trương vun cao luống, khơi thông rãnh thoát nước để thuận lợi cho tiêu thoát nước trên những diện tích rau, màu đã trồng.

 - Thu hoạch nhanh những diện tích rau, màu đến kỳ cho thu hoạch; tiến hành che chắn cho các loại rau ăn lá, chằng buộc lại giàn để bảo vệ rau, màu hạn chế tối đa ảnh hưởng của mưa lớn gây dập nát, đổ gãy các loại rau, màu.

3. Đối với cây ăn quả:

- Khẩn trương chằng buộc, sử dụng tre, luồng để chống cành, chống cây hạn chế đổ gãy cây, rụng quả khi có gió mạnh.

 - Khơi thông rãnh thoát nước, vun cao xung quang tán không để ngập, úng ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây, sự phát triển của quả. Chủ động thu hoạch những loại quả đã chín, nếu có nguy cơ bão đổ bộ vào đất liền có thể thu hoạch khi quả sắp chín và sử dụng các loại chế phẩm sinh học an toàn để dấm quả đảm bảo chất lượng quả và vệ sinh an toàn thực phẩm.

4. Đối với thủy sản:

- Cơi cao bờ, chắn lưới, đắp đập buông lổ không để mất cá.

- Theo dõi sát thông tin dự báo thời tiết, thủy văn trên các phương tiện truyền thông. Rà soát lại các loại vật tư, máy móc, phương tiện để chủ động phòng,  chống lụt bão úng.

BTV (Sưu tầm)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng, chống

1. Hoạt động của bão:

Mùa bão bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11, đôi khi có bão sớm vào tháng 5 và muộn sang tháng 12, nhưng cường độ yếu. Bão tập trung nhiều nhất vào tháng 9, sau đó đến các tháng 10 và tháng 8. 

19/09/2017
4.692 hộ dân sống rải rác ở sườn núi cao sẽ được quy tụ về tập trung tại các thôn, bản

BHG- Giai đoạn 2018-2020, tỉnh ta sẽ dành nguồn kinh phí trên 96 tỷ đồng, thực hiện di chuyển, sắp xếp, ổn định dân cư cho 4.692 hộ, 23.292 khẩu đang sinh sống ở vùng nguy cơ thiên tai, sạt lở cao, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn và rải rác xa trung tâm về sống tập trung, gắn Xây dựng nông thôn mới (XDNTM) tại 960 thôn, bản thuộc 142 xã của 10 huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ, Bắc Mê, Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình, Hoàng Su Phì, Xín Mần.

18/09/2017
Khuyến cáo người dân phòng, chống dịch bệnh sau mưa lũ

BHG - Hiện nay, thời tiết đang trong mùa mưa, bão và gây lũ lụt trên diện rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Đây cũng là điều kiện thuận lợi làm dịch bệnh có nguy cơ bùng phát, đe dọa đến sức khỏe của cả cộng đồng.

16/09/2017
Bão số 10 khiến ít nhất 3 người chết, tám người bị thương

Theo thống kê ban đầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, tính đến 17 giờ chiều 15-9 đã có ít nhất ba người chết, tám người bị thương, hàng nghìn ngôi nhà bị tốc mái, hư hỏng và bị ngập do bão số 10.

16/09/2017