"Cú hích" trong sản xuất nông nghiệp ở Đồng Văn

09:17, 15/09/2020

BHG - Nhằm cụ thể hóa các chỉ tiêu, mục tiêu trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp năm 2020, huyện Đồng Văn xác định rõ những nội dung cần tập trung đầu tư, hỗ trợ phát triển gắn với giải pháp, bố trí nguồn lực triển khai thực hiện cụ thể, qua đó thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên sâu. 

Người dân thị trấn Đồng Văn thu hoạch lúa Khẩu mang.
Người dân thị trấn Đồng Văn thu hoạch lúa Khẩu mang.

Đồng chí Nguyễn Văn Chinh, Phó Chủ tịch UBND huyện, cho biết: Để thuận lợi cho việc chỉ đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ, huyện thành lập 5 Tổ kỹ thuật;  thành viên là những cán bộ có kinh nghiệm trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp có nhiệm vụ thường xuyên xuống cơ sở phối hợp với cấp ủy, chính quyền, cán bộ nông nghiệp của xã, thị trấn kiểm tra tiến độ, hướng dẫn nhân dân thực hiện các quy trình kỹ thuật trong sản xuất, chăn nuôi theo hướng “cầm tay chỉ việc”; tổ chức tập huấn cho người dân tham gia thực hiện các dự án hỗ trợ sản xuất từ Chương trình 30a, Chương trình 135; chuyển giao, xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất. 

Chị Ly Thị Khía, thôn Há Hơ, xã Sà Phìn chăm sóc vườn Đương quy.  					Ảnh: HOÀNG NGỌC
Chị Ly Thị Khía, thôn Há Hơ, xã Sà Phìn chăm sóc vườn Đương quy. 

Trong 8 tháng, huyện đã tổ chức đánh giá mô hình trồng thử nghiệm 1,5 ha giống ngô lai biến đổi gen hạn chế sâu keo mùa Thu tại xã Sủng Trái, Sủng Là và thị trấn Đồng Văn. Qua trồng và theo dõi quá trình sinh trưởng, không xuất hiện sâu ăn lá, sâu đục thân, đục bắp, năng suất bình quân đạt 74,6 tạ/ha, thời gian tới sẽ nhân rộng mô hình này ra toàn huyện. Tổ chức thẩm định, phê duyệt 39 dự án với tổng kinh phí trên 8,8 tỷ đồng để hỗ trợ việc nhân rộng một số mô hình đã được người dân thử nghiệm từ thực tiễn, như: Mô hình trồng cây Đương quy Nhật Bản, đến nay đã trồng được 10,5 ha tại 7 xã, thị trấn, hiện cây đang trong giai đoạn phát triển củ, không có sâu bệnh hại; mô hình trồng cây Bình Vôi được 25 ha tại  xã Sính Lủng, Tả Phìn, Tả Lủng, cây sinh trưởng và phát triển được 10 - 12 lá, dây dài khoảng 1,5 m; mô hình nuôi dê tại xã Vần Chải, đã mua 52 con, hiện tại đàn dê đang sinh trưởng tốt. Ngoài ra còn thực hiện các dự án hỗ trợ bò, dê, lợn nái sinh sản, trồng rau Bắp cải, Su hào chuyên canh, trồng lê; chăm sóc, khoanh nuôi, bảo vệ 1.124 ha cây Bạc hà phục vụ phát triển nuôi ong nội; chế biến ủ chua cỏ, trồng cây ớt, dong riềng, trồng Tam giác mạch...

Bên cạnh việc nhân rộng các mô hình trồng trọt, huyện Đồng Văn tập trung hỗ trợ người dân xây dựng phát triển các gia trại. Từ đầu năm đến nay, toàn huyện xây dựng được 17 gia trại chăn nuôi bò quy mô từ 15 con trở lên/9 xã, thị trấn; 40 gia trại chăn nuôi lợn quy mô từ 20 con trở lên/18 xã, thị trấn (4 gia trại quy mô trên 50 con/4 xã, thị trấn); 6 gia trại chăn nuôi dê quy mô 40 con/5 xã, thị trấn; 22 gia trại chăn nuôi gia cầm quy mô từ 500 con trở lên/10 xã, thị trấn, trong đó có 2 gia trại quy mô 1.000 con và 2 gia trại chăn nuôi thỏ quy mô 180 - 200 con tại xã Sảng Tủng, Tả Lủng.

Chị Ly Thị Khía, thôn Há Hơ, xã Sà Phìn chia sẻ: “Năm 2020, qua sự tuyên truyền, vận động và hỗ trợ về cây giống, gia đình tôi quyết định chuyển đổi 0,6 ha đất trồng ngô sang trồng cây Đương quy. Được hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cho thấy cây Đương quy phù hợp với đất đai, khí hậu của địa phương, cho sản lượng khá cao; với 0,6 ha, giá bán trung bình 20.000 đồng/kg tươi mang lại cho gia đình thu nhập trên dưới 200 triệu đồng, cao gấp nhiều lần so với trồng ngô truyền thống. Dự kiến sang năm tới, tôi sẽ tuyên truyền cho các hộ dân khác cùng thôn tham gia trồng Đương quy để tăng thu nhập, giảm nghèo”.  

Chủ tịch UBND xã Sà Phìn, Hầu Mí Say khẳng định: Từ sự hỗ trợ của huyện thông qua các chương trình, đề án phát triển nông nghiệp thực sự là “cú hích” lớn, giúp người dân trong xã tích cực tăng gia lao động sản xuất, giá trị thu nhập, năng suất các loại cây trồng, vật nuôi tăng mạnh, qua đó không chỉ nâng cao hơn chất lượng cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội mà còn giúp người dân tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, giữ vững chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới.

Bài, ảnh:  HOÀNG NGỌC


Cùng chuyên mục

Giữ màu xanh nơi miền đá xám

BHG - Mèo Vạc được ví như "miền đá khát" vì thừa đá, thiếu đất và thường hứng chịu hạn hán vào những tháng mùa khô; điều này càng cho thấy tầm quan trọng của rừng trong đời sống xã hội nơi miền đá xám này. Vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng luôn được cấp ủy, chính quyền huyện dành sự quan tâm đặc biệt.

15/09/2020
Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Mèo Vạc nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, tập huấn

BHG - Thời gian qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Mèo Vạc đã có những sáng kiến cùng các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, tập huấn; qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả công việc của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong cơ quan; các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác cũng như các Tổ tiết kiệm và Vay vốn (TK&VV) trên địa bàn.

 

14/09/2020
Đi lên từ nghề chăm sóc sắc đẹp

BHG - Theo xu hướng của xã hội hiện đại thì nhu cầu làm đẹp đã và đang không ngừng phát triển. Các trung tâm chăm sóc sắc đẹp phát triển nở rộ mang lại công việc ổn định và thu nhập cao cho các bạn trẻ. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Giang có rất nhiều cơ sở chăm sóc sắc đẹp uy tín, và một trong những cơ sở uy tín đó phải kể đến Trung tâm chăm sóc sắc đẹp "I'am me Spa" của 2 cô gái Nguyễn Thị Lan và Nguyễn Thị Phương Thảo, cùng sinh năm 1999. 

14/09/2020
Thúc đẩy phát triển kinh tế "kép" ở Vĩnh Tuy

BHG - Đại hội Đảng bộ thị trấn Vĩnh Tuy khoá XIV, nhiệm kỳ 2020 – 2025 xác định: "Giữ ổn định và mở rộng sản xuất, kinh doanh tại Cụm công nghiệp Nam Quang. Phát huy lợi thế về thương mại, dịch vụ đô thị "cửa ngõ" phía Nam của tỉnh gắn với xây dựng NTM, xây dựng Vĩnh Tuy trở thành đô thị văn minh…".

 

14/09/2020