Giữ màu xanh nơi miền đá xám

09:16, 15/09/2020

BHG - Mèo Vạc được ví như “miền đá khát” vì thừa đá, thiếu đất và thường hứng chịu hạn hán vào những tháng mùa khô; điều này càng cho thấy tầm quan trọng của rừng trong đời sống xã hội nơi miền đá xám này. Vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng luôn được cấp ủy, chính quyền huyện dành sự quan tâm đặc biệt.

Lực lượng Kiểm lâm huyện Mèo Vạc tuyên truyền về bảo vệ rừng cho người dân.
Lực lượng Kiểm lâm huyện Mèo Vạc tuyên truyền về bảo vệ rừng cho người dân.

Mèo Vạc có tổng diện tích đất tự nhiên trên 57,4 nghìn ha, trong đó diện tích đất quy hoạch cho phát triển rừng đặc dụng, phòng hộ và rừng sản xuất hơn 20,7 nghìn ha. Những năm qua, công tác phát triển rừng được các cấp, ngành của huyện đặc biệt chú trọng. Giai đoạn từ năm 2016 đến nay, toàn huyện triển khai trồng mới hơn 366 ha rừng phòng hộ và rừng sản xuất; 591 nghìn cây phân tán; chăm sóc trên 2,3 nghìn ha lượt rừng phòng hộ các năm theo quy định. Qua đó, duy trì và phát triển diện tích đất có rừng hơn 20,2 nghìn ha, gồm rừng tự nhiên trên 17,7 nghìn ha; rừng trồng đã thành rừng hơn 2,4 nghìn ha; diện tích chưa thành rừng xấp xỉ 558 ha.

Đối với rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Chí Sán càng được quan tâm đặc biệt. Tổng diện tích tự nhiên của Khu bảo tồn là 5.453,9 ha, trải dài trên địa phận của 6 xã, thị trấn của huyện Mèo Vạc. Tại đây có gần 800 loại động, thực vật, trong đó 80 loài quý hiếm như: Thông đỏ, Bách vàng, Lan kim tuyến, Khỉ vàng, Cu ly… Đây cũng là khu vực nhận được sự quan tâm đặc biệt của chính quyền huyện, bởi khu vực này ngoài việc đảm bảo và duy trì nguồn nước cho toàn bộ thị trấn Mèo Vạc thì còn là khu rừng bảo tồn các giá trị hệ sinh thái và các loài động, thực vật quý hiếm. Cùng với đó, khu vực này còn có chức năng phòng hộ đầu nguồn cho lưu vực sông Nho Quế và sông Nhiệm; nâng cao độ che phủ rừng trong khu vực, giảm dần sức ép của vùng đệm đối với tài nguyên rừng; đồng thời nhằm phát triển du lịch sinh thái…

Năm 2020, huyện Mèo Vạc phấn đấu nâng độ che phủ rừng lên 35,36%, chiếm hơn 1/3 diện tích đất tự nhiên; qua đó cho thấy ngành lâm nghiệp có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển KT – XH của địa phương. Để đạt được mục tiêu này, những năm qua, huyện đã thực hiện hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng; giảm dần nguy cơ cháy rừng và hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra. Cùng với đó, bảo vệ tốt tài nguyên rừng hiện có trên địa bàn; giảm thiểu số vụ vi phạm luật Lâm nghiệp. Đồng thời, nâng cao vai trò, trách nhiệm và chủ động trong công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng của chính quyền từ huyện đến cơ sở cũng như các chủ rừng và cộng đồng dân cư nơi có rừng. Giai đoạn 2016 – 2019, huyện đã giải ngân kinh phí dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng là 31,293 tỷ đồng (năm 2020 chưa thực hiện giải ngân); từ năm 2016 đến quý II năm 2020, huyện đã nhận và cấp phát trên 2 nghìn tấn gạo hỗ trợ bảo vệ rừng cho nhân dân. Nhờ đó, không chỉ nâng cao nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ rừng mà còn giúp họ giảm bớt khó khăn, nâng cao thu nhập.

Có thể thấy, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Mèo Vạc đang được thực hiện tốt; đóng góp không nhỏ của lực lượng Kiểm lâm huyện, đây được coi là lực lượng nòng cốt trong công tác này. Tuy nhiên, trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình, hiện nay, lực lượng Kiểm lâm huyện đang phải đối mặt với không ít khó khăn. Ông Nguyễn Viết Xuân, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Mèo Vạc cho biết: Hiện, lực lượng Kiểm lâm huyện có 10 biên chế, trong đó phân công 7 công chức kiểm lâm phụ trách địa bàn 18 xã, thị trấn. Địa bàn rộng, địa hình không thuận lợi, diện tích rừng phải quản lý lớn… cùng với sự hạn chế về nhận thức và ngôn ngữ của người dân đã tạo không ít khó khăn cho lực lượng Kiểm lâm huyện. Song, phát huy tinh thần trách nhiệm, những năm qua, lực lượng Kiểm lâm huyện luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn. Đặc biệt, từ đầu năm đến nay, đơn vị đã phát hiện, xử lý 10 vụ vi phạm luật Lâm nghiệp, xử phạt thu nộp ngân sách Nhà nước 66,750 triệu đồng.

Có thể khẳng định, để tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; bên cạnh việc thực hiện tốt chuyên môn của lực lượng kiểm lâm thì rất cần có sự tích cực vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Đặc biệt, cần thực nghiêm, công khai, minh bạch các khoản kinh phí chi liên quan đến rừng…; qua đó, nâng trách nhiệm của người thực hiện cũng như tạo sự đồng thuận trong nhân dân… ông Nguyễn Viết Xuân chia sẻ thêm.

Bài, ảnh: TRẦN KẾ


Cùng chuyên mục

Đi lên từ nghề chăm sóc sắc đẹp

BHG - Theo xu hướng của xã hội hiện đại thì nhu cầu làm đẹp đã và đang không ngừng phát triển. Các trung tâm chăm sóc sắc đẹp phát triển nở rộ mang lại công việc ổn định và thu nhập cao cho các bạn trẻ. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Giang có rất nhiều cơ sở chăm sóc sắc đẹp uy tín, và một trong những cơ sở uy tín đó phải kể đến Trung tâm chăm sóc sắc đẹp "I'am me Spa" của 2 cô gái Nguyễn Thị Lan và Nguyễn Thị Phương Thảo, cùng sinh năm 1999. 

14/09/2020
Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Mèo Vạc nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, tập huấn

BHG - Thời gian qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Mèo Vạc đã có những sáng kiến cùng các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, tập huấn; qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả công việc của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong cơ quan; các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác cũng như các Tổ tiết kiệm và Vay vốn (TK&VV) trên địa bàn.

 

14/09/2020
Thúc đẩy phát triển kinh tế "kép" ở Vĩnh Tuy

BHG - Đại hội Đảng bộ thị trấn Vĩnh Tuy khoá XIV, nhiệm kỳ 2020 – 2025 xác định: "Giữ ổn định và mở rộng sản xuất, kinh doanh tại Cụm công nghiệp Nam Quang. Phát huy lợi thế về thương mại, dịch vụ đô thị "cửa ngõ" phía Nam của tỉnh gắn với xây dựng NTM, xây dựng Vĩnh Tuy trở thành đô thị văn minh…".

 

14/09/2020
Hoàng Su Phì nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

BHG - Sau một quá trình triển khai, với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, Đề án mỗi xã một sản phẩm (OCOP) huyện Hoàng Su Phì đã đạt được nhiều kết quả quan trọng; tạo nên những sản phẩm đặc trưng, tạo chuyển biến căn bản trong phát triển kinh tế nông thôn; nâng cao thu nhập cho người dân.

 

14/09/2020