Chống gian lận thương mại những tháng cuối năm

09:41, 01/11/2018

BHG - Thời gian qua, các lực lượng chức năng của tỉnh đã đẩy mạnh phối hợp, triển khai đồng bộ các giải pháp kiểm tra, kiểm soát thị trường và các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái. Qua đó, góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất, nhập khẩu, tăng thu ngân sách, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Theo Chi cục Quản lý thị trường (QLTT), trong 9 tháng đầu năm, đơn vị đã tiến hành kiểm tra 702 vụ, xử lý 694 vụ, thu nộp ngân sách trên 2,6 tỷ đồng; tiêu hủy hàng hóa vi phạm trị giá trên 442 triệu đồng; xử lý 3 vụ kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc bảo vệ thực vật các loại, súng nhựa, kiếm nhựa, thu nộp ngân sách 18,5 triệu đồng; xử lý 14 vụ kinh doanh phân bón, dầu gội đầu, thuốc nhuộm tóc, trứng gia cầm… thu nộp ngân sách 104 triệu đồng; xử lý 33 vụ kinh doanh hàng giả thiết bị điện, phụ tùng xe máy, thiết bị vệ sinh, giày dép, quần áo giả các nhãn hiệu, thu nộp 340 triệu đồng.

Đội kiểm tra Liên ngành của tỉnh kiểm tra mặt hàng bánh kẹo tại một cơ sở kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Giang.
Đội kiểm tra Liên ngành của tỉnh kiểm tra mặt hàng bánh kẹo tại một cơ sở kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Giang.

Qua công tác kiểm tra, kiểm soát cho thấy, các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giá cả giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Trong 9 tháng đầu năm, giá cả được kiểm soát ổn định, không xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Từ đầu năm đến nay, lực lượng QLTT đã xử lý 136 vụ, nộp ngân sách 102 triệu đồng. Cùng với đó, các lực lượng chức năng cũng tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong kinh doanh như: Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp phải đăng ký theo quy định; kinh doanh không đúng địa điểm; không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật không có Chứng chỉ hành nghề… 9 tháng đầu năm, Chi cục QLTT đã xử lý 263 vụ vi phạm trong kinh doanh, thu nộp ngân sách trên 1 tỷ đồng; xử lý 291 vụ về an toàn thực phẩm, thu nộp ngân sách 576 triệu đồng về các hành vi: Sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng để sản xuất thực phẩm; kinh doanh thực phẩm bao gói quá hạn sử dụng; không lưu mẫu thức ăn theo quy định; không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm…

Theo lãnh đạo Sở Công thương, với đặc điểm địa bàn rộng, có đường biên giới dài, địa hình phức tạp, nhiều đường mòn qua lại biên giới nên công tác tuần tra, kiểm soát gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, trình độ nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Vì vậy, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân cần được chú trọng nhiều hơn.

Thời gian tới, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh sẽ tăng cường chỉ đạo các lực lượng chức năng đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật dưới nhiều hình thức như phát tờ rơi, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; vận động nhân dân không tiếp tay cho các đối tượng buôn lậu, vận chuyển, buôn bán hàng cấm, hàng giả; trang bị cho người dân kiến thức về an toàn thực phẩm, phân biệt hàng giả, hàng kém chất lượng; vận động các hộ kinh doanh ký cam kết không kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả…

Các lực lượng chức năng tăng cường quản lý địa bàn, thanh tra, kiểm tra chuyên ngành theo chức năng, nhiệm vụ; phối hợp kiểm soát chặt chẽ thị trường nội địa, quản lý hoạt động xuất, nhập khẩu, mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới. Đấu tranh ngăn chặn, loại bỏ các điểm tập kết, chứa hàng nhập lậu; xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng.

Những tháng cuối năm, nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao, đây cũng là thời điểm hoạt động buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng gia tăng với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, phức tạp. Để ổn định thị trường, các lực lượng chức năng cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát, nắm chắc diễn biến thị trường hàng hóa, giá cả, nhất là các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng cần nâng cao ý thức trong việc lựa chọn và sử dụng những mặt hàng đảm bảo chất lượng; các cơ sở kinh doanh nói không với hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.

Bài, ảnh: NGUYỄN PHƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Liên kết phát triển cây dược liệu Kim tiền thảo

BHG - Cây dược liệu Kim tiền thảo được Chương trình Giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa (CPRP)  hỗ trợ phát triển và kỳ vọng trở thành sản phẩm đặc trưng tại xã Yên Thành (Quang Bình). Ngay từ khi bắt đầu triển khai, các nhóm trồng cây Kim tiền thảo đã được Công ty Cổ phần Dược OPC Bắc Giang cung ứng giống và trực tiếp ký hợp đồng thỏa thuận thu mua toàn bộ nguyên liệu đầu ra. Đây là tín hiệu mừng, đem đến cơ hội phát triển kinh tế dựa trên mối liên kết bền vững cho người nông dân.

31/10/2018
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Thị Minh Hạnh làm việc tại Xín Mần

BHG - Ngày 31.10, đồng chí Hà Thị Minh Hạnh, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ thi công các công trình đầu tư xây dựng hạ tầng tại khu vực Cửa khẩu Xín Mần - Đô Long. Cùng đi có lãnh đạo một số Sở, ngành của tỉnh và huyện Xín Mần. Theo báo cáo của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng tỉnh: Hiện nay, có 4 dự án đã hoàn thành, 4 dự án đang thi công...

31/10/2018
Bắc Quang tăng cường quảng bá sản phẩm cam Sành

BHG - Huyện Bắc Quang hiện có gần 4.200 ha cam. Trong đó, cam trồng theo tiêu chuẩn VietGap gần 1.800 ha; tổng sản lượng cam năm nay ước đạt 38.000 tấn. Hiện tại, công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến tiêu thụ cam cho bà con đang được các cấp, ngành đặc biệt quan tâm. Vùng trồng cam trọng điểm của huyện Bắc Quang tập trung ở các xã: Vĩnh Hảo, Việt Hồng, Tiên Kiều, Vĩnh Phúc, Vĩnh Tuy... 

31/10/2018
Chương trình 1 triệu tấn xi - măng góp phần xây dựng Nông thôn mới ở Đồng Văn

BHG - Thực hiện Chương trình 1 triệu tấn xi - măng của tỉnh, năm 2018, huyện Đồng Văn được phân bổ xi - măng hỗ trợ nhân dân làm 46,8 km đường giao thông nông thôn (GTNT),  rộng từ 2,5m đến 3,6m); có 12/19 xã, thị trấn thực hiện trong năm 2018. Căn cứ vào kế hoạch tỉnh giao, UBND huyện Đồng Văn đã chỉ đạo Phòng Kinh tế - Hạ tầng chủ trì, phối hợp với các phòng liên quan tổ chức họp Ban Chỉ đạo xây dựng NTM...

30/10/2018