Xín Mần: Tập huấn Chương trình "mỗi xã một sản phẩm" (OCOP)

15:37, 28/05/2018

BHG - Ngày 26.5, UBND huyện Xín Mần đã tổ chức Hội nghị tập huấn Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), cho các thành viên Ban điều hành, Tổ tư vấn Chương trình OCOP của huyện; lãnh đạo, cán bộ khối Nông, Lâm nghiệp, Phòng Tài chính - Kế hoạch; Phòng Kinh tế hạ tầng; Bí thư, Chủ tịch, cán bộ Nông, Lâm nghiệp của xã và gần 100 đoàn viên, thanh niên khởi nghiệp của 5 xã trong huyện. Tới dự có các đồng chí lãnh đạo Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND huyện.

Hội nghị được Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Ơn, Công ty DK Pharma, đơn vị tư vấn xây dựng Đề án OCOP tỉnh Hà Giang, giới thiệu những nội dung cơ bản trong Đề án OCOP, tư vấn, tập huấn kiến thức về phát triển sản phẩm hàng hóa đã triển khai, mở rộng quy mô và định hướng phát triển các sản phẩm mới theo chương trình OCOP của tỉnh. Đây là Chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị, là giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm của Đề án OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế trên địa bàn huyện Xín Mần theo hướng gia tăng giá trị, do các tổ chức kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân thực hiện; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân…

Chương trình tập huấn giúp cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc, các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức kinh tế, cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn huyện xây dựng và triển khai Kế hoạch, Đề án OCOP năm 2018 sát với tình hình thực tế, bảo đảm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án.

Lệ Tình (Xín Mần)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Nghị quyết số 209 và Nghị quyết số 86

BHG - Xác định rõ chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo Nghị quyết số 209 và số 86 của HĐND tỉnh là chủ trương đúng, cơ hội lớn cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện có điều kiện sản xuất kinh doanh, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển KT - XH của địa phương; Agribank Chi nhánh huyện Vị Xuyên đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn và cấp ủy, chính quyền địa phương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

 

28/05/2018
Phối hợp thẩm định hiệu quả các nguồn vốn vay

BHG - Tính đến nay, huyện Yên Minh có trên 2 nghìn hộ đăng ký vay vốn theo Nghị quyết số 209 và số 86 của HĐND tỉnh, tổng nhu cầu vay trên 164 tỷ đồng. Qua thẩm định, có 472 hộ đủ điều kiện, đã giải ngân cho 336 hộ với số tiền trên 24 tỷ đồng. Lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và PTN huyện Yên Minh cho biết: Tuy số hộ đủ điều kiện vay vốn được giải ngân và số tiền chưa nhiều, nhưng nó đã phản ánh đúng nhu cầu, nguyện vọng và điều kiện thực tế. Kết quả này có sự phối hợp nhịp nhàng từ phía Agribank Chi nhánh Yên Minh và các ngành liên quan của huyện.

 

28/05/2018
Cải tạo cảnh quan môi trường khu vực mỏ Antimon Mậu Duệ

BHG - Trong việc xây dựng, bảo tồn và phát huy các giá trị Công viên Địa chất toàn cầu (CVĐCTC) - Cao nguyên đá Đồng Văn; việc cải tạo, bảo vệ môi trường sinh thái luôn là vấn đề được các chuyên gia Mạng lưới CVĐCTC khuyến cáo. Trên tinh thần đó, nhiều năm qua, Ban Chỉ đạo Xây dựng và phát triển CVĐCTC - Cao nguyên đá Đồng Văn tỉnh đã tích cực chỉ đạo, đôn đốc các ngành chức năng, các cơ quan...

25/05/2018
Phát huy vai trò lực lượng Kiểm lâm trong chi trả dịch vụ môi trường rừng

BHG - Là lực lượng trực tiếp bám nắm địa bàn, quản lý biến động rừng và có mối quan hệ chặt chẽ với nhân dân; việc để lực lượng Kiểm lâm thực hiện chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) cho các chủ rừng là giải pháp thiết thực, hiệu quả. Tính đến hết quý I năm 2018, tổng diện tích rừng có cung ứng DVMTR trên địa bàn tỉnh là gần 290 nghìn ha, tăng 14 nghìn ha so với cuối năm 2017, do một số lưu vực thủy điện mới đi vào hoạt động, chiếm 63,8% diện tích rừng toàn tỉnh, với 6 chủ rừng là tổ chức và hơn 1.500 chủ rừng là cộng đồng dân cư. 

25/05/2018