Hoàng Su Phì tái cơ cấu ngành chè

08:45, 04/04/2018

BHG - Quy hoạch lại vùng trồng, thu mua và chế biến chè Shan tuyết trọng điểm; tạm giao vùng nguyên liệu cơ bản cho các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) nhằm tạo ra các chuỗi giá trị liên kết từ khâu trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm… Đây chính là những giải pháp huyện Hoàng Su Phì đã, đang tích cực triển khai nhằm tái cơ cấu ngành chè của huyện.

HTX Chế biến chè Phìn Hồ tích cực đổi mới công nghệ nhằm nâng cao giá trị sản phẩm chè Shan tuyết.
HTX Chế biến chè Phìn Hồ tích cực đổi mới công nghệ nhằm nâng cao giá trị sản phẩm chè Shan tuyết.

Hiện nay, cây chè Shan tuyết tập trung chủ yếu tại 10/25 xã, thị trấn của huyện, với tổng diện tích gần 5 nghìn ha; diện tích chè đang cho thu hoạch trên 3 nghìn ha, với sản lượng chè búp tươi mỗi năm ước đạt gần 13 nghìn tấn. Tuy nhiên, quá trình chăm sóc chè của người dân còn hạn chế, chưa có sự đầu tư thâm canh; tập quán đốn chè chưa theo quy trình kỹ thuật, nên năng suất chè đạt thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao; công tác quảng bá, giới thiệu cũng như mẫu mã bao bì sản phẩm chưa phong phú, đa dạng,... dẫn đến sức cạnh tranh trên thị trường chưa cao. Với quyết tâm đưa cây chè Shan tuyết trở thành cây chủ lực trong phát triển kinh tế, ngoài xây dựng Đề án “Phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè của đến năm 2020”, huyện Hoàng Su Phì đã, đang chú trọng quy hoạch lại các vùng chè trọng điểm tại các xã: Nậm Ty, Túng Sán, Thông Nguyên, Hồ Thầu, Tả Sử Choóng,… theo hướng VietGap và hữu cơ để phát triển cho toàn vùng, mở ra hướng đi mới trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chè.

Nhằm tạo sự liên kết bền vững giữa doanh nghiệp, HTX và người dân;  UBND huyện đã chỉ đạo các xã trong vùng chè quy hoạch và phân vùng nguyên liệu cho cho 6 HTX, 153 cơ sở chế biến trên địa bàn. Sau khi tạm giao vùng nguyên liệu, cơ bản các HTX và cơ sở chế biến đều thống nhất được với các hộ trồng chè về giá thu mua nguyên liệu theo giá thị trường, hạn chế được việc tranh mua, tranh bán; giá chè được các xưởng thu mua ổn định không có hiện tượng ép giá, các cơ sở sản xuất, chế biến chè đã chú trọng xây dựng mẫu mã bao bì, sản phẩm và đăng ký thương hiệu…  Người trồng chè đã chú trọng đến khâu thu hái chè búp tươi theo tiêu chuẩn của cơ sở chế biến, thu mua và bảo quản sản phẩm; năng suất, chất lượng chè từng bước được nâng lên. Đặc biệt, HTX chế biến chè Hạnh Quang, xã Nậm Ty đã xây dựng được lịch thu hái chè cho từng nhóm hộ, để đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho HTX chế biến theo từng ngày; HTX chế biến chè Phìn Hồ bao tiêu sản phẩm chè sau chế biến cho các xã viên HTX.

Đồng chí Lý Chòi Nhàn, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT của huyện chia sẻ: Tại các vùng chè được huyện quy hoạch, mỗi hộ dân khi tham gia trồng mới sẽ được hỗ trợ 2 triệu đồng/ha, trồng dặm là 1 triệu đồng/ha. Việc quy hoạch lại các vùng chè đã tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, HTX chủ động được vùng nguyên liệu; sản phẩm chè được thu mua, chế biến tại mỗi vùng sẽ được dán nhãn truy xuất nguồn gốc để người tiêu dùng và các cơ quan quản lý về chất lượng có điều kiện giám sát, kiểm định chất lượng. Hiện, huyện Hoàng Su Phì đã công nhận cho trên 630 ha chè đạt tiêu chuẩn VietGap và hoàn tất thủ tục công nhận cho trên 225 ha chè tại 2 vùng Tả Sử Choóng và Hồ Thầu đạt chất lượng chè Hữu cơ. Với các làm trên, sẽ giúp các sản phẩm chè Shan tuyết của huyện ngày một phát triển và vươn ra các thị trường chè cao cấp trong và ngoài nước.

Tư thực tế cho thấy, thu nhập từ sản xuất chè ở Hoàng Su Phì đã và đang góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động; nhiều hộ đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu từ cây chè. Việc tái cơ cấu lại ngành chè một cách đồng bộ, sự liên kết giữa doanh nghiệp, HTX và người dân đã góp phần nâng sức cạnh tranh, cũng như mở rộng thương hiệu chè Shan tuyết của Hoàng Su Phì trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

Bài, ảnh:  TIẾN LÂM


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Petrolimex Hà Giang khởi động Chương trình sử dụng hóa đơn điện tử

BHG - Ngày 29.3, Công ty Xăng dầu Hà Giang (Petrolimex Hà Giang) đã khởi động Chương trình sử dụng Hóa đơn điện tử (HĐĐT). Đến dự có đại diện Chi cục Quản lý thị trường; Cục Thuế tỉnh; Ban Giám đốc, lãnh đạo và nhân viên các phòng chức năng của Công ty cùng hơn 30 khách hàng truyền thống của Công ty là các doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn thành phố Hà Giang.

 

30/03/2018
Quỹ tín dụng nhân dân Yên Biên thực hiện hiệu quả các phương thức kinh doanh

BHG - Được thành lập từ năm 2008, Quỹ tín dụng nhân dân Yên Biên thành phố Hà Giang là đơn vị tiên phong hoạt động trong hệ thống QTDND của tỉnh, góp phần đắc lực trong việc phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ thành viên cải thiện đời sống, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhiều thành viên của quỹ đã phát huy hiệu quả của  nguồn vốn vay vươn lên thoát nghèo và làm giàu.

 

30/03/2018
Mèo Vạc đẩy mạnh sản xuất vụ Xuân - hè

BHG - Đến huyện Mèo Vạc trong những ngày này có thể nhận thấy không khí sản xuất của người dân nơi đây rất hối hả để đảm bảo cho vụ Xuân giành thắng lợi. Anh  Ly Mí Ná, thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi vừa khẩn trương cày đất để trồng ngô vừa tâm sự: Năm nay, gia đình tôi trồng khoảng 0,5 ha cây ngô. Năm trước, vào vụ Xuân – hè, trời không mưa nên đất đai khô cằn khó cày lắm; trồng ngô cũng khó sống nữa. Vụ Xuân – hè năm nay, trời mưa nhiều vào đầu vụ, nên thuận lợi cho việc làm đất hơn. Tôi tin, năng suất vụ ngô năm nay chắc sẽ cao hơn những năm trước.

 

30/03/2018
Đồng Văn sau 2 năm thực hiện khâu đột phá theo Nghị quyết Đại hội Đảng

BHG - Đại hội Đảng bộ huyện Đồng Văn lần thứ XX, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra 2 khâu đột phá là "Nâng cao chất lượng công vụ, xây dựng chính sách, vận dụng cơ chế, đưa chính sách vào cuộc sống cho phát triển nhanh, bền vững" và "Ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất". Sau 2 năm thực hiện, với cách triển khai cụ thể, linh hoạt sát với tình hình thực tế, bước đầu có sự chuyển biến tích cực, là "cú hích" lớn tạo đà cho những năm tiếp theo.

 

29/03/2018