Kết quả bước đầu về phân cấp hoạt động khoa học và công nghệ đến các huyện, thị

16:32, 30/09/2009

HGĐT- Ở tỉnh ta, hoạt động phân cấp quản lý khoa học và công nghệ (KHCN) sớm được tỉnh quan tâm triển khai. Nhìn lại hai năm phân cấp, kết quả hoạt động KHCN các huyện, thị dần đi vào nề nếp. Phong trào nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học vào thực tiễn sản xuất và đời sống ngày càng sôi động hơn.


Trong xu thế phát triển KT - XH của nước ta nói chung, của tỉnh Hà Giang nói riêng, hoạt động KHCN đang trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội mạnh mẽ, được toàn xã hội coi trọng. Trong xu thế đó,KHCN tỉnh Hà Giang đã, đang phát triển toàn diện. Bằng chứng hệ thống văn bản pháp lý phân cấp quản lý hoạt động khoa học đến các huyện sớm được tỉnh ban hành. Cụ thể quyết định 1930/2007/QĐ-UBND ngày 16.7.2007, của UBND tỉnh Hà Giang, về việc quyết định ban hành qui định phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực KHCN đối với các huyện, thị. Đầu tháng 7.2009, hệ thống tổ chức các phòng ban chuyên trách của sở được kiện toàn theo tinh thần Thông tư 05 của Bộ KHCN. Trong đó có bộ phận quản lý KHCN cơ sở được thành lập, thực hiện chức năng chuyên trách quản lý nhà nước về KHCN tuyến huyện, thị. Thực tế hai năm trở lại đây, hoạt động KHCN tuyến huyện được tỉnh hết sức quan tâm hướng dẫn tổ chức thực hiện. Hội đồng KHCN các huyện, thị luôn chú trọng, kiện toàn. Phân công cán bộ kiêm nhiệm theo dõi chuyên trách về hoạt động KHCN trên địa bàn huyện theo qui định. Hơn nữa, các huyện đã được phân cấp các nhiệm vụ cụ thể, hỗ trợ tài chính trong quản lý và ứng dụng tiến bộ khoa học vào thực tiễn địa bàn. Báo cáo thực tiễn 9 tháng đầu năm 2009, các huyện cơ bản đạt 70% kế hoạch giao. Nhiều nội dung như: Phối hợp quản lý giám sát các đề tài dự án của tỉnh, trung ương thực hiện trên địa bàn, được triển khai rất tốt. Phối hợp kiểm tra nghiệp vụ chuyên môn đo lường chất lượng, sở hữu trí tuệ, an toàn bức xạ hạt nhân trong y tế...vv. Vấn đề tiềm lựcKHCN tại cơ sở được tăng cường. Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, thông tin, tập huấn nghiệp vụ, tư vấnkhoa học công nghệ được các huyện quan tâm tăng cường thực hiện. Đặc biệt, hoạt động nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học vào thực tiễn, nhiều huyện thực hiện tốt, điển hình như: huyện Vị Xuyên, Bắc Quang, Bắc Mê, Hoàng Su Phì, Đồng Văn. Tuy nhiên, qua thực tế cũng như trên báo cáo còn nhiều yếu điểm có thể khắc phục được. Điều đó được thể hiện báo cáo thực hiện kế hoạch 9 tháng năm 2009, đề xuất kế hoạch năm 2010 gửi về tỉnh chậm tiến độ. Nội dung thuyết minh báo cáo, đề xuất kế hoạch chưa trọng tâm, trọng điểm của nền kinh tế, dự toán chưa sát nội dung phân cấp đã hướng dẫn. Nhận thức chung về nội dung, ý nghĩa khoa học đã được phân cấp nhiều nơi chưa sâu sắc. Do vậy, báo cáo, kế hoạch, tổ chức triển khai chậm, chưa đem lại hiệu quả cho nền kinh tế. Hoạt động phối hợp quản lý KHCN huyện, thị nhiều nơi thụ động. Công tác thông tin, báo cáo, hoạt động phổ biến tuyên truyền văn bản pháp luật KHCN tại các huyện, thị diễn ra chưa sôi nổi. 100% cán bộ quản lý của huyện là kiêm nhiệm, thường hay biến động. Nhận thức chung về áp dụng văn bản luật KHCN còn nhiều yếu kém. Vấn đề, đề xuất nhiệm vụ KHCN tại các huyện, thị chưa nhiều, chưa trọng tâm, trọng điểm, tiến độ hoạt động còn chậm. Vấn đề hợp tác, thông tin hai chiều giữa huyện và của tỉnh chưa thường xuyên. Cho nên tiến bộ khoa học đến với thực tiễn sản xuất chưa nhiều chưa trọng tâm, trọng điểm. Trong khi đó, chức năng nhiệm vụ KHCN các huyện, thị rất lớn, đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự nghiệp KHCN tỉnh Hà Giang phát triển.


Để công tác phân cấp quản lý hoạt độngKHCN phát triển đi vào nề nếp, góp phần tích cực làm động lực phát triển kinh tế xã hội tại các địa phương trong thời gian tới, nên quan tâm một số nội dung cơ bản sau:


Thứ nhất: Cần nghiên cứu kỹ các văn bản qui phạm pháp luật của địa phương, trung ương về hoạt động khoa học tuyến huyện, thị. Đồng thời cần phổ biến, tuyên truyền sâu rộng đến các thành phần kinh tế tại địa phương để áp dụng.


Thứ hai: Các huyện nên lựa chọn thư ký thường trực hội đồng khoa học là những người có chuyên môn vững, nhiệt tình trong công việc. Đồng thời khuyến khích chi chế độ kiêm nhiệm hàng tháng đúng chế độ hiện hành. Nhằm động viên thu hút cán bộ tâm huyết với công việc này.


Thứ ba: Các huyện nên chủ động tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn nghiệp vụ quản lý KHCN. Việc tổ chức các hội nghị này cần chú trọng mời các chuyên gia của tỉnh, trung ương về dự tham luận hay tập huấn về một chuyên đề cụ thể nào đó. Mở các hội nghị xác định nhiệm vụ KHCN đảm bảo trọng tâm, trọng điểm, tác động lan toả mạnh đến nền kinh tế xã hội tại địa phương. Đồng thời nhằm nâng cao năng lực KHCN cho cán bộ của tỉnh và của huyện.


Thứ tư: Chúng ta đang sống và làm việc trong thời kỳ đất nước hội nhập, nền kinh tế thị trường, kinh tế tri thức định hướngXHCN. Do vậy, cần kế thừa tiến bộ khoa học đã đi trước, nhiều vấn đề khoa học phức tạp người ta có thể thuêchuyên gia thực hiện. Ví dụ qui hoạch, kế hoạch phát triểnKHCN hay chiến lược phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Những báo cáo, thuyết minh đề cương đề tài dự án thể hiện cách thức, phương pháp chuyển giao công nghệ là những tinh hoa trí tuệ của một vấn đề khoa học. Nếu chúng ta thiếu, hoặc chưa biết, thì vấn đề tiếp cận và thuê chuyên gia là việc làm cần thiết. Tuy nhiên khi thực hiện, chúng ta phải tiếp thu được tiến bộ khoa học đó thì việc chuyển giao công nghệ ấy mới đạt hiệu quả cao.


Thứ năm: Vấn đề thông tin báo cáo theo qui chế qui định phải được duy trì đúng tiến độ tháng, quí, năm. Vận dụng công nghệ thông tin để truyền tải thông tin báo cáo theo địa chỉ Email và đường bưu điện, tiến tới có thể báo cáo thông tin khoa học trên mạng Internet.

Kết quả bước đầu về phân cấp quản lý KHCN huyện, thị là cơ sở khoa học cho sự phát triển sau này trên địa bàn tỉnh. Góp phần thúc đẩy hoạt động KHCNcùng với sự nghiệp KT – XH, AN - QP của tỉnh ngày càng phát triển giàu mạnh.


Th.sỹ Nguyễn Văn Bình (Sở KH – CN)

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Úc: phát hiện 850 sinh vật mới dưới lòng đất
Sau bốn năm tiến hành một cuộc khảo cứu toàn diện mạch nước ngầm và các hang động ở miền trung và miền nam nước Úc, các nhà khoa học đã tìm thấy 850 loài sinh vật chưa từng được biết đến trước đó sống dưới lòng đất.
30/09/2009
Nguồn mở đã kém an toàn hơn
Xu hướng công khai mã nguồn của virus kèm với đó là sự mất an toàn của các hệ thống mã nguồn mở và sự “vượt mặt” của virus với những phần mềm bảo mật đang là những vấn đề đáng ngại.
29/09/2009
Nước có ở khắp nơi trên mặt trăng
Ba nghiên cứu riêng rẽ của các nhà khoa học Mỹ vừa tìm ra những bằng chứng rõ ràng về sự tồn tại của nước trên mặt trăng. Nước tập trung nhiều ở hai cực và có thể được tạo nên bởi gió mặt trời.
29/09/2009
Phần mềm diệt virus: “Nội” chưa thể cạnh tranh với “ngoại”
Trong lĩnh vực bảo mật, một sản phẩm diệt virus tốt không chỉ đơn thuần là phần mềm mà còn cả hệ thống cảnh báo, phát hiện nguy cơ đứng ở phía sau. Chính vì thế mà đại diện Symantec tại Việt Nam cho rằng các phần mềm virus "nội" hiện nay khó có cơ tranh giành thị phần với “hàng ngoại” vì không có mạng lưới này.
28/09/2009