Nước có ở khắp nơi trên mặt trăng

08:13, 29/09/2009

Ba nghiên cứu riêng rẽ của các nhà khoa học Mỹ vừa tìm ra những bằng chứng rõ ràng về sự tồn tại của nước trên mặt trăng. Nước tập trung nhiều ở hai cực và có thể được tạo nên bởi gió mặt trời.


Ảnh hồng ngoại do tàu
Ảnh hồng ngoại do tàu Chandrayaan-1 của Ấn Độ chụp. Những vùng có nước hiện ra trong màu xanh dương. Ảnh: NASA.

Daily Mail cho biết, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã tổ chức họp báo hôm qua để công bố ba kết quả nghiên cứu nói trên. Báo cáo của những công trình này – được đăng trên tạp chí Science hôm 24/9 – đều khẳng định nước chuyển động tự do trên bề mặt “chị Hằng” dưới dạng hạt nhỏ và hòa lẫn với bụi. Cả ba báo cáo đều nhận định rằng, có thể gió mặt trời đã gây nên phản ứng hóa học dẫn tới sự hình thành của các phân tử nước trên hành tinh này.

Một nhóm chuyên gia của Đại học Maryland (Mỹ) nghiên cứu dữ liệu đo nhiệt độ bằng hồng ngoại do tàu vũ trụ Deep Impact gửi về. Họ nhận thấy nước xuất hiện trên khắp mặt trăng. Roger Clark, một chuyên gia của Cục Điều tra địa chất Mỹ, cùng các cộng sự dùng một máy đo quang phổ trên tàu vũ trụ Cassini và cũng đưa ra kết luận tương tự.

Carle Pieters, một nhà khoa học của Đại học Brown (Mỹ), cùng các chuyên gia của NASA phân tích dữ liệu mà tàu vũ trụ Chandrayaan-1 của Ấn Độ gửi về. Những thông số từ máy đo quang phổ cho thấy sự tồn tại của nước. Nhóm nghiên cứu cho biết mật độ của nước tăng dần về phía hai cực.

Những
Những luồng gió mặt trời liên tục thổi về phía mặt trăng, mang theo những proton H+. Theo một giả thuyết, những hạt proton này kết hợp với oxy trên bề mặt "chị Hằng" để tạo thành nước. Ảnh: Đại học Maryland.

“Nước xuất hiện khắp nơi trên mặt trăng. Cách đây 10 năm chẳng ai tin điều này. Khi nói tới nước trên mặt trăng, chúng tôi không ám chỉ hồ, đại dương hay thậm chí vũng nhỏ. Nước trên mặt trăng tồn tại dưới dạng phân tử nước và hydroxyl (gồm hydro và oxy). Chúng tương tác với các phân tử bụi và đá ở lớp trên cùng của bề mặt hành tinh”, Pieters tuyên bố.

Reuters cho biết, cách đây 10 năm, các nhà khoa học của NASA đã tìm thấy dấu vết của nước trên những miệng núi lửa nằm trong phần tối vĩnh cửu của mặt trăng.

Thông báo của NASA được đưa ngay trước khi tổ hợp LCROSS - tàu vũ trụ Lunar Crater Observation và vệ tinh Sensing - của Mỹ sẽ đưa một thiết bị xuống mặt trăng vào tháng 10 để tìm kiếm nước.

Để minh họa sự ít ỏi của nước trên mặt trăng, Rob Green, một nhà khoa học của NASA, phát biểu trong cuộc họp báo: "Ngay cả những sa mạc khô cằn nhất trái đất cũng có nhiều nước hơn hai cực của mặt trăng".

Lượng nước trên mặt trăng không đủ lớn để có thể tạo nên sự sống. Nhưng nếu được xử lý với khối lượng lớn con người có thể sản xuất nước uống và nhiên liệu tên lửa - hai thứ cần thiết cho các cuộc thám hiểm mặt trăng trong tương lai.


vnexpress.net

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Phần mềm diệt virus: “Nội” chưa thể cạnh tranh với “ngoại”
Trong lĩnh vực bảo mật, một sản phẩm diệt virus tốt không chỉ đơn thuần là phần mềm mà còn cả hệ thống cảnh báo, phát hiện nguy cơ đứng ở phía sau. Chính vì thế mà đại diện Symantec tại Việt Nam cho rằng các phần mềm virus "nội" hiện nay khó có cơ tranh giành thị phần với “hàng ngoại” vì không có mạng lưới này.
28/09/2009
Lào Cai trợ cấp cho công chức CNTT
Các cán bộ công chức trong lĩnh vực CNTT của tỉnh Lào Cai được trợ cấp với thấp nhất là 975.000 đồng/tháng và cao nhất gần 2 triệu đồng/tháng kể từ ngày 1/8/2009.
28/08/2009
Ứng dụng KH&CN phục vụ phát triển KT-XH
HGĐT- Xác định đẩy mạnh KHCN, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học-công nghệ tiên tiến, hiện đại để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIV của Đảng bộ tỉnh đề ra; những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đã có những chủ trương,
28/08/2009
Khai mạc Diễn đàn CNTT thế giới 2009, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Việt Nam coi CNTT-TT là công cụ quan trọng hàng đầu
“Việt Nam coi CNTT và TT là một công cụ quan trọng hàng đầu và là ngành kinh tế mũi nhọn để thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, xây dựng xã hội thông tin, rút ngắn quá trình CNH, HĐH đất nước”. Đó là lời phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại lễ khai mạc Diễn đàn CNTT thế giới (WITFOR) 2009 tại Hà Nội.
27/08/2009