Nguồn mở đã kém an toàn hơn

16:30, 29/09/2009

Xu hướng công khai mã nguồn của virus kèm với đó là sự mất an toàn của các hệ thống mã nguồn mở và sự “vượt mặt” của virus với những phần mềm bảo mật đang là những vấn đề đáng ngại.


Theo đánh giá từ Công ty CMC InfoSec, xu hướng công khai mã nguồn của virus hiện đang hình thành. Việc công khai mã nguồn virus đã góp phần làm cho số lượng mã độc (malware) tăng lên không ngừng cả về số lượng lẫn mức độ nguy hiểm.

Bất kì một tác giả viết virus nào có kiến thức bình thường về hệ thống, nếu có mã virus trong tay thì đều có thể thay đổi mã virus để tạo ra biến thể mới. Đây là một thách thức không nhỏ cho các hãng sản xuất phần mềm diệt virus.

Bên cạnh đó, các hãng bảo mật trên thế giới cũng nhận định rằng các phần mềm bảo mật hiện nay đã bị virus "vượt mặt" về khả năng phản ứng. Chính vì vậy, các hãng bảo mật đang liên tục nghiên cứu những công nghệ và kĩ thuật mới để mang lại hiệu quả tốt nhất trong việc hạn chế và ngăn chặn tốc độ bùng phát của virus hiện nay.

Trước đây, những kẻ viết virus thường dồn sức tấn công nền tảng Windows, vì sản phẩm này chiếm thị phần rất lớn trên thế giới, tuy nhiên hiện nay thị phần máy tính sử dụng mã nguồn mở Mac và Unix/Linux gia tăng và trở thành mỏ vàng thu hút sự quan tâm của giới tin tặc.

Hệ điều hành nguồn mở không còn an toàn nữa, tác giả mã độc đang nỗ lực di chuyển địa bàn hoạt động sang những máy tính mã nguồn mở bằng cách tiền hành cài đặt phần mềm mã độc trong hệ điều hành mở để đánh cắp thông tin tài chính, thông tin cá nhân, và họ còn hy vọng mở rộng thêm tính năng của các Trojan cũ. Ở đâu sinh lợi ở đó có tội phạm.

Sự gia tăng tấn công các máy chủ web sử dụng hệ điều hành Linux gia tăng, trong khi đó những vụ tấn công vào hệ thống Windows cũng không có dấu hiệu giảm. Hệ điều hành mã nguồn mở cũng có những lỗ hổng và tất cả các lỗ hổng bảo mật trên các loại hệ thống đều có thể bị khai thác.

Người dùng quá tin tưởng vào sự an toàn của hệ điều hành mã nguồn mở với quan niệm “Hệ điều hành mã nguồn mở không bị virus tấn công”. Giờ đây người dùng cần phải thay đổi cách nghĩ này và cần phải biết không có hệ điều hành là an toàn nếu như họ không có biện pháp bảo vệ.

Vì thế, các nhà cung cấp giải pháp bảo mật cần phải chuẩn bị một lượng tài chính tương đối để đầu tư cho công việc ngăn chặn việc tấn công hệ thống mã nguồn mở.


Theo ICTNews

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nước có ở khắp nơi trên mặt trăng
Ba nghiên cứu riêng rẽ của các nhà khoa học Mỹ vừa tìm ra những bằng chứng rõ ràng về sự tồn tại của nước trên mặt trăng. Nước tập trung nhiều ở hai cực và có thể được tạo nên bởi gió mặt trời.
29/09/2009
Phần mềm diệt virus: “Nội” chưa thể cạnh tranh với “ngoại”
Trong lĩnh vực bảo mật, một sản phẩm diệt virus tốt không chỉ đơn thuần là phần mềm mà còn cả hệ thống cảnh báo, phát hiện nguy cơ đứng ở phía sau. Chính vì thế mà đại diện Symantec tại Việt Nam cho rằng các phần mềm virus "nội" hiện nay khó có cơ tranh giành thị phần với “hàng ngoại” vì không có mạng lưới này.
28/09/2009
Ứng dụng KH&CN phục vụ phát triển KT-XH
HGĐT- Xác định đẩy mạnh KHCN, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học-công nghệ tiên tiến, hiện đại để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIV của Đảng bộ tỉnh đề ra; những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đã có những chủ trương,
28/08/2009
Lào Cai trợ cấp cho công chức CNTT
Các cán bộ công chức trong lĩnh vực CNTT của tỉnh Lào Cai được trợ cấp với thấp nhất là 975.000 đồng/tháng và cao nhất gần 2 triệu đồng/tháng kể từ ngày 1/8/2009.
28/08/2009