Đứng vững nhờ nghề nuôi lợn bản

08:32, 09/08/2017

BHG- Người nông dân luôn đứng trước các câu hỏi “nuôi con gì, trồng cây gì!?” để phát triển kinh tế, trong đó nhiều người chọn cho mình cách chạy theo thị trường, đua nhau trồng một loại cây, hay nuôi một loại gia súc ồ ạt dẫn đến khó khăn về đầu ra. Nhưng đi ngược lại với xu hướng đó, anh Nguyễn Tiến Thích, thôn Kim Thạch, xã Minh Ngọc (Bắc Mê) lại tìm cho mình con đường đi riêng, chọn cách nuôi truyền thống, phát triển những đàn lợn bản, lợn đỏ. Vì vậy, dù giá lợn trong thời gian qua xuống thấp thì đàn lợn của gia đình anh vẫn đứng vững, bán với giá cao.

Vợ chồng anh Nguyễn Tiến Thích chuẩn bị nấu cám cho lợn.
Vợ chồng anh Nguyễn Tiến Thích chuẩn bị nấu cám cho lợn.

Sinh ra và lớn lên tại xã nghèo cùng niềm đam mê và niềm tin về việc làm giàu từ nghề chăn nuôi lợn bản, anh Thích đã đến các thôn, bản xa của xã để tìm, sưu tập các loại giống lợn gốc bản về nuôi và bán giống. Bằng cách nuôi nấu cám và tận dụng các thực phẩm sẵn có tại gia đình như: Thân chuối, cám gạo, ngô, cỏ... và đầu tư thêm 1 máy nghiền thức ăn đa năng giúp công việc chế biến thức ăn cho đàn lợn của gia đình trở nên dễ dàng hơn, làm giảm sức lao động. Hiện tại, gia đình anh đã xây dựng hoàn tất chuồng lợn với 6 ngăn cùng 8 con lợn đẻ và 3 đàn lợn con, trung bình mỗi đàn khoảng từ 7 - 8 con. Cứ mỗi sáng, hai vợ chồng lại tất bật chuẩn bị cho việc nấu cám, người đi cắt cỏ, người băm chuối, nấu cám.

Theo anh La Văn Hữu, Bí thư Đoàn xã Minh Ngọc, cho biết: “Đây là mô hình đầu tiên trong chương trình khởi nghiệp của địa phương. Anh Thích cũng từng là cán bộ Đoàn thôn, có tinh thần vươn lên làm giàu, trước đây anh đã thử nghiệm nhiều mô hình như: Nuôi dê, nuôi vịt..., và giờ đây vươn lên với việc phát triển mô hình nuôi lợn truyền thống... Anh Thích là một tấm gương không ngừng học tập và có hướng đi riêng trong phát triển kinh tế...”.

Không chỉ sử dụng cách nuôi truyền thống, theo anh Thích cho biết: Để đàn lợn khỏe mạnh, anh đã kết hợp với thú y xã thường xuyên tiêm các loại vắc – xin, nhằm phòng các loại bệnh: Tụ huyết trùng, tai xanh, dịch tả...  Cùng với đó là việc vệ sinh chuồng trại, anh luôn giữ chuồng trại khô ráo, cũng như quây và khoanh vùng chăn thả. Qua đó, đã tạo được sự tin tưởng và tạo được đầu ra ổn định, tiếp tục trong thời gian tới anh sẽ vay thêm vốn để mở rộng chuồng trại, bởi hiện tại sản phẩm bán ra không đủ cung cấp cho thị trường.

Mô hình đã đi vào hoạt động được hơn 1 năm, trung bình lợn đẻ được từ 1 – 2 tháng là có thương lái về mua. Từ đó đến nay anh đã xuất chuồng được 6 lứa, chủ yếu là bán lợn con hoặc lợn giống thu về hơn trăm triệu đồng. Ngoài việc nuôi thành công giống lợn bản, anh vẫn tiếp tục vào các thôn bản tìm mua lợn, chọn thêm những con giống tốt về để nuôi và nhân giống, bên cạnh đó anh còn tận dụng thời gian mua các nông sản của người dân như: chè, ngô, sắn... về để bán thêm và cung cấp cho các nhà chăn nuôi khác.Bằng việc dám nghĩ, dám làm, chịu thương, chịu khó hứa hẹn sẽ giúp anh vươn lên làm giàu và trở thành tấm gương điển hình trong việc phát triển kinh tế địa phương.

HOÀNG YẾN 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Người phụ nữ điển hình ở Khuổi Niếng

BHG- Là 1 trong số 100 đại biểu được vinh danh trong Chương trình "Tự hào phụ nữ Việt Nam" do Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức vào tháng 3.2017, chị Hoàng Thị Sen (trong ảnh) để lại nhiều ấn tượng về hình ảnh người phụ nữ dân tộc thiểu số sản xuất, kinh doanh giỏi và luôn giúp đỡ phụ nữ nghèo vươn lên làm chủ cuộc sống.

29/06/2017
Hết lòng với công tác Hậu phương quân đội

BHG - "Tận tụy, trách nhiệm, nghĩa tình" đó là nhận xét của lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh Hà Giang về Thiếu tá Nguyễn Đức Hiệp,Trợ lý Chính sách Bộ CHQS tỉnh. 

28/07/2017
"Dân vận khéo", "cầu nối" ý Đảng - lòng dân ở Kim Ngọc

BHG- Khắc sâu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công", bằng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác "Dân vận khéo" đã trở thành phong trào thi đua có sức lan toả tại xã Kim Ngọc (Bắc Quang). Chính điều này đã và đang góp phần quan trọng tạo diện mạo mới nơi cửa ngõ vùng Tiểu khu Trọng Con.

28/06/2017
Người thương binh"tàn nhưng không phế"

BHG- Một thời từng cầm súng chiến đấu, dành trọn tuổi xuân cho độc lập dân tộc, đến khi đất nước lập lại hòa bình, trở về với cuộc sống thường nhật, người thương binh hạng ¼ Phạm Xuân Hải, trú tại tổ 7, thị trấn Vị Xuyên (Vị Xuyên) vẫn tiếp tục phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, vượt qua mọi khó khăn, tích cực lao động sản xuất, xây dựng cuộc sống mới, trở thành tấm gương thương binh "tàn nhưng không phế" ở địa phương.

27/07/2017