Cựu binh Hoàng Công Long làm giàu nơi đất khó

08:11, 29/05/2014

HGĐT - Trở về quê hương sau 15 lao động bên đất nước Nga xa xôi, đôi vợ chồng cựu chiến binh (CCB) Hoàng Công Long lại chọn cho mình mảnh đất Mèo Vạc gian khó để phát triển kinh tế gia đình. Đã nhiều lần tưởng chừng phải bỏ cuộc nơi đất khó nhưng với quyết tâm và bản lĩnh của người chiến sĩ năm xưa đã giúp gia đình anh bám trụ nơi mảnh đất biên cương để hiện thực ước mơ làm giàu.


Ấn tượng ngay lần đầu gặp mặt đó là một con người hiền lành, ít nói, mang đậm phong cách của người đàn ông nước Nga nhưng trong ngôi nhà nhỏ tại thị trấn Mèo Vạc lại không thiếu sự ấm cúng của gia đình Việt. Sinh năm 1966 ở tỉnh Phú Thọ, chàng trai Hoàng Công Long đặt chân vào quân ngũ khi vừa tròn 19 tuổi. Những tháng ngày được rèn luyện tại trường Sĩ quan Tăng – Thiết giáp đã giúp người con đất Tổ từng bước trưởng thành. Đến năm 1989, sau khi ra quân, chàng trai Hoàng Công Long đã quyết tâm đi xuất khẩu lao động bên nước Nga với mong muốn kiếm tiền phụ giúp gia đình. Mối nhân duyên của hai người con đất Việt gặp nhau nơi xứ người đã đơm hoa kết trái khi cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng từ trong tận sâu suy nghĩ, đôi vợ chồng trẻ vẫn cố gắng tích cóp tiền của để trở về quê hương. Sau 15 năm sinh sống trên đất khách, gia đình anh Hoàng Công Long quyết định trở về, được sự trợ giúp của người thân, vợ chồng anh cùng nhau lập nghiệp trên mảnh đất Mèo Vạc gian khó. “Khi mới đặt chân đến nơi đây, hai vợ chồng chỉ nhìn nhau lắc đầu bởi nghĩ rằng chắc không bám trụ nổi, nhưng lại nghĩ bao nhiêu gian khổ còn có thể vượt qua, nay lẽ nào lại không làm được. Cũng có thể thời gian trong quân ngũ cùng với trải nghiệm cuộc sống đã giúp gia đình tôi thêm có thêm niềm tin” – anh Long tâm sự.

 

Sau khi nhanh chóng dựng nhà, ổn định cuộc sống, vợ chồng CCB Hoàng Công Long bắt tay vào việc mở quán ăn, phục vụ người dân và các cán bộ địa phương xa nhà. Do ngày ấy còn nhiều khó khăn, lại chưa một lần làm công việc kinh doanh khiến gia đình anh nhiều lần rơi vào tình huống “dở khóc, dở cười”. Câu chuyện thật như đùa mà đến bây giờ kể lại, gia đình anh luôn xem đó là một kỷ niệm không thể quên. Những ngày đầu, khả năng cũng như kinh nghiệm nấu ăn phục vụ đông người chưa một lần thực hiện nên có lần khách đặt cơm nhưng cả nhà nấu tới 3 lần không thành. “Làm mãi cũng thành quen, thua lỗ mãi rồi cũng phải có lời. Tôi nghĩ làm nghề nào cũng thế cả, nếu lần đầu thất bại mà đã bỏ cuộc thì không thể thành công. Vì thế vợ chồng tôi đã quyết tâm theo đuổi nghề bằng được” – anh Long chia sẻ. Hiện nay, quán ăn mang tên Long Hồng của gia đình anh luôn được khách thập phương và người dân tìm đến bởi không chỉ đảm bảo vệ sinh ATTP, bán đúng giá niêm yết, quán ăn của gia đình CCB Hoàng Công Long còn luôn học hỏi, tìm tòi những món ăn ngon, hợp khẩu vị của thực khách. Bên cạnh đó, quán ăn còn thường xuyên tạo công ăn, việc làm ổn định cho 2 – 4 người dân địa phương. Đặc biệt, ngay từ khi trở về, hai vợ chồng anh Hoàng Công Long luôn nhiệt tình tham gia công tác Hội CCB, sẵn sàng giúp đỡ các CCB có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

 

Với “chất lính” sẵn có, vợ chồng anh đã nuôi dưỡng hai người con luôn ngoan ngoãn, học giỏi và được mọi người quý mến. Có lẽ ở “phố núi” Mèo Vạc ai cũng biết đến quán ăn Long Hồng và dù khiêm tốn cũng có thể nhận ra đó là một gia đình mẫu mực, một gia đình CCB không chịu khuất phục khó khăn, từng bước làm giàu nơi đất khó.
KIM TIẾN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Người phụ nữ đảm đang, dám nghĩ, dám làm
HGĐT- Với tinh thần “giúp nhau vượt khó, cùng nhau làm giàu” đến nay thôn Tân Đức, xã Đạo Đức (Vị Xuyên) là một trong những thôn phát triển mạnh mẽ nhất của xã, của huyện. Thôn có 99 hộ, trong đó có tới 21 hộ giàu, 9 hộ trung bình còn lại là hộ khá, đặc biệt năm 2013, thôn không có hộ nghèo. Có tới 60% hộ trong thôn giàu lên nhờ làm kinh tế, chủ yếu chăn nuôi và trồng trọt.
30/04/2014
Yêu trẻ cần kiên nhẫn
HGĐT- “Có những lúc cảm thấy mệt mỏi rã rời, thậm chí dao động trước công việc, nhưng vì tấm lòng yêu nghề, yêu trẻ đã giúp tôi trụ lại vững vàng, gắn bó và cống hiến với những “chồi non” – tương lai của đất nước. Là cô giáo mầm non yêu trẻ rất cần phải kiên nhẫn”. Đó là lời của cô giáo Hoàng Thị Thanh Huyền trao đổi với chúng tôi trong buổi tổng kết giáo viên dạy giỏi bậc
28/05/2014
Cô giáo Nguyễn Thị Thảo tấm gương sáng về tinh thần vượt khó
HGĐT- Hàng ngày, trên con đường rợp mát bóng cây vào trường THPT Hùng An, có một người phụ nữ giản dị đi chiếc xe đạp cũ, mái tóc đã bạc và được búi cao; dù đi lẫn giữa dòng người, nhưng mọi người vẫn nhận ra và cúi chào cô với cái tên “Cô Thảo”.
23/05/2014
Người đầu tiên trồng thảo quả ở xã Thái An
HGĐT- Việc làm giàu với những người ở vùng đồng bằng đã chẳng dễ, đối với người dân ở vùng sâu vùng xa, đường sá đi lại khó khăn, không có thông tin liên lạc lại càng khó hơn. Thế nhưng, một lão nông ở vùng cao xã Thái An (Quản Bạ) đã vượt qua nhiều ngọn núi, con suối để tìm đường phát triển kinhtế.
22/05/2014