Người phụ nữ đảm đang, dám nghĩ, dám làm

15:03, 30/04/2014

HGĐT- Với tinh thần “giúp nhau vượt khó, cùng nhau làm giàu” đến nay thôn Tân Đức, xã Đạo Đức (Vị Xuyên) là một trong những thôn phát triển mạnh mẽ nhất của xã, của huyện. Thôn có 99 hộ, trong đó có tới 21 hộ giàu, 9 hộ trung bình còn lại là hộ khá, đặc biệt năm 2013, thôn không có hộ nghèo. Có tới 60% hộ trong thôn giàu lên nhờ làm kinh tế, chủ yếu chăn nuôi và trồng trọt. Chị Nguyễn Thị Huyền được mọi người biết đến là một cá nhân làm kinh tế giỏi của thôn.



              Chị Nguyễn Thị Huyền vệ sinh chuồng trại chăn nuôi lợn thịt.

Đến thăm nhà chị, ấn tượng đầu tiên với chúng tôi là ngôi nhà khang trang, rộng rãi, đầy đủ tiện nghi và một không gian vườn thoáng mát trồng khoảng 30 gốc bưởi. Khi biết chúng tôi là nhà báo đến tìm hiểu mô hình kinh tế của gia đình, chị mỉm cười khiêm tốn: “Gia đình tôi thì đáng kể gì chú ơi”. Sau những lời trò chuyện, chị đưa chúng tôi đi tham quan một vòng quanh chuồng trại chăn nuôi của gia đình, nụ cười luôn nở trên khuôn mặt thanh tao của chị. Nhưng để được như ngày hôm nay, chị và gia đình đã trải qua những tháng ngày khó khăn, vất vả.


Là người con bản địa, lớn lên xây dựng gia đình cùng anh Trần Quang Trung. Cả hai vợ chồng đều xuất thân từ nghề nông, cuộc sống chủ yếu dựa vào sản phẩm chăn nuôi lợn và trồng rau trong vườn. Chị hiểu rất rõ về những khó khăn, thuận lợi về điều kiện khí hậu và đất đai của địa phương mình. Mấy năm trước, gia đình chị thuộc diện hộ nghèo trong thôn, những khoản chi tiêu hàng ngày, tiền cho con cái ăn học, tất cả đều nhờ vào mấy con lợn, bó rau. Lúc đầu, chị chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa tới chục con lợn nên đời sống gia đình gặp rất nhiều khó khăn. Tuy khó khăn, vất vả là thế, nhưng vốn là người phụ nữ đảm đang, cần cù, chịu khó, không đầu hàng trước thử thách. Chị tích lũy vốn, lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi từ bà con lối xóm, chị chăn nuôi nhiều hơn, đàn lợn cứ tăng đều qua mỗi năm. Đến năm 2010, chị mạnh dạn đầu tư xây thêm chuồng trại, nuôi thêm nhiều lợn thịt, mở rộng quy mô chăn nuôi. Đến nay, hệ thống chuồng trại của gia đình anh chị đã được mở rộng, xây thêm 11 ô chuồng, mỗi ô có diện tích đủ để nuôi 9 con lợn thịt. Tổng số đàn lợn lên tới 60 con, tất cả đều chuẩn bị xuất chuồng. Chị cho biết: mỗi ngày chị đều vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo nguồn thức ăn vì thế mà đàn lợn của gia đình chị nhanh lớn, năng suất tăng. Mỗi năm chị xuất 6 lứa lợn thịt, mỗi lứa hơn 1 tấn thịt, trung bình 1 tạ/1con. Nếu tính theo giá thị trường 45 ngàn/1kg thì mỗi năm gia đình chị thu về khoảng 200 đến 300 triệu đồng. Bên cạnh đó, với diện tích 4000m2 đất hoa màu, chị tích cực luân canh, gối vụ. Ngày nào cũng vậy, cứ 4 giờ sáng chị Huyền đều dậy hái rau và chở ra chợ bán, cứ thế mỗi ngày chị thu nhập thêm 1 đến 2 trăm ngàn đồng để trang trải cuộc sống. Trong thời gian tới chị sẽ mở rộng quy mô sản xuất, tăng tổng số đàn lợn thịt lên tới 100 con... Để chăn nuôi hiệu quả mà vẫn đảm bảo được môi trường, gia đình anh chị đã xây dựng hệ thống thoát nước cho chuồng trại. xây bể Bioga dung tích 21m3 chi phí trên 15 triệu đồng nhằm tận dụng chất thải làm khí đốt.


Giờ đây gia đình chị Huyền là một trong những hộ có kinh tế vững nhất trong thôn. Đó là thành quả của cả gia đình, trong đó có quá trình phấn đấu không biết mệt mỏi của chị Nguyễn Thị Huyền - người phụ nữ đảm đang, dám nghĩ và dám làm.
 


VĂN LONG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Người thầy thuốc mang quân hàm xanh
Đó là Trung uý, Y sỹ, Bùi Văn Dũng (sinh năm 1976, quê ở Tam Dương, Vĩnh Phúc). Với lòng yêu nghề và sự đồng cảm sâu sắc với những khó khăn, thiếu thốn của đồng bào các dân tộc vùng cao biên giới; sau khi tốt nghiệp trường Trung cấp Quân y I đã thôi thúc anh lên đường đến với Hà Giang, vùng biên cương của Tổ quốc.
27/02/2014
Người giữ thương hiệu rau Phú Nam
HGĐT- Có lẽ không quá lời khi gọi chị như vậy, bởi ở cái nơi tuy cả làng cùng trồng rau, nhưng người làm giàu được bằng cái nghề mưa nắng này hơn 10 năm nay như chị thì quả là hiếm có. Chị là Nguyễn Thị Phúc, thôn Nà Quạc, xã Phú Nam (Bắc Mê).
25/02/2014
“Có các cháu, tôi mới là cô giáo...”
HGĐT- Đó là lời tâm sự mộc mạc của cô giáo Viên Thị Nghiêm, giáo viên điểm trường Mầm non Lao Chải, xã Bát Đại Sơn (Quản Bạ) nói với chúng tôi khi vừa cho các cháu ngủ trưa, cô vừa tranh thủ dọn dẹp lại lớp học để chuẩn bị cho buổi học chiều. Nhìn các cháu hồn nhiên đi vào giấc ngủ, chúng tôi cũng vơi đi phần nào mỏi mệt sau chặng đường dài, và cô Nghiêm cũng thảnh thơi đôi
20/03/2014
Sùng Xè Kỷ - triệu phú “đầu cơ nghiệp” ở Mậu Long
HGĐT- Từ một hộ nghèo, cả gia đình với 7 khẩu sống dựa vào nương ngô chỉ gieo được chưa đầy 8kg giống, mỗi năm thu về hơn 1 tấn ngô, gia đình ông Sùng Xè Kỷ, thôn Khuôn Vình, xã Mậu Long (Yên Minh) đã vươn lên trở thành một triệu phú nhờ phát triển chăn nuôi trâu, bò.
19/03/2014