Vực dậy kinh tế gia đình từ cây sơn

07:58, 15/04/2014

HGĐT- Đó là câu chuyện của gia đình chị Nguyễn Thị Khoa, thôn Minh Thành, xã Trung Thành (Vị Xuyên). Với nghị lực vượt qua khó khăn, cùng sự tính toán hợp lý “nước cờ” kinh tế, gia đình chị Khoa đã có cuộc sống sung túc, trở thành người đầu tiên của xã trồng cây sơn, mang lại giá trị kinh tế cao.


Năm2010, sau những biến cố bất ngờ liên tiếp xảy đến với gia đình chị như: Chồng mất sức do tai nạn lao động và không thể lao động suốt một năm trời. Sau đó, cô con gái nằm viện vì tai nạn giao thông rồi bố chồng mất sau nhiều năm được gia đình chị lo tiền chữa căn bệnh ung thư ác tính. Cùng với đó, gần 1.000 con gia cầm – nguồn thu nhập chính bị dịch, bệnh chết hàng loạt, đã đẩy kinh tế gia đình chị đến bờ vực thẳm. Loay hoay tìm lời giải cho bài toán phát triển kinh tế một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất mà công đầu tư, chăm sóc ít tốn kém nhất, năm 2011, cây sơn đã nên duyên với gia đình chị như một người bạn đồng hành, giúp chị vực dậy kinh tế gia đình với nguồn thu trên 100 trăm triệu đồng, ngay từ năm đầu tiên thu hoạch nhựa.



Gia đình chị Khoa khai thác nhựa sơn.


Sau khi rời mảnh đất Tam Nông (tỉnh Phú Thọ), nơi nổi tiếng với thương hiệu “sơn Tam Nông” để lên Hà Giang lập nghiệp (năm 2001), với đủ thứ nghề nhưng cuộc sống của gia đình chị Khoa vẫn chưa được cải thiện. Rồi 10 năm sau, những biến cố bất ngờ liên tiếp xảy đến, khiến kinh tế gia đình chị Khoa không ngừng kiệt quệ... Sẵn có nghề làm sơn từ nhỏ của gia đình, thôi thúc chị trở về mảnh đất Tam Nông để bắt đầu giải bài toán vực dậy kinh tế gia đình từ 1kg hạt sơn giống. Và quả thực, cây sơn đã nên duyên với chị. Sau 2,5 năm chăm sóc, vườn sơn cho khai thác nhựa, mang lại giá trị kinh tế cao và ổn định cho gia đình chị.


Mỗi buổi sáng, sau khi kết thúc công việc đặt 500 mảnh vỏ chai/500 cây sơn/lượt khai thác (tạo thành chu kỳ khép kín vì sau 4 ngày, cây sơn tiếp tục cho khai thác nhựa), chị Khoa trở về nhà để làm công việc thường nhật. Rồi buổi trưa, khi trời hửng nắng, những vết chích từ thân cây sơn se miệng, nhựa sơn ngừng chảy, chị Khoa thực hiện việc thu nhựa sơn để mang về quê Phú Thọ bán lại cho nhiều đầu mối thu, mua xuất khẩu. Bước sang năm thu hoạch thứ 2, mỗi ngày, gia đình chị Khoa thu được từ 3 đến trên 5kg nhựa sơn, tạo nguồn thu liên tục cho gia đình chị với hiệu quả kinh tế cao, khi sơn có giá bán từ 250-300.000 đồng/kg nhựa. Hơn nữa, việc bảo quản nhựa sơn cũng hết sức đơn giản, chỉ cần đậy kín nắp thùng sơn, không để nước mưa rơi vào thùng... Từ những thành công ấy chính là cơ sở để chị Khoa đặt niềm hy vọng chắc thắng vào vụ sơn năm 2014: “Năm trước, do cây sơn nhỏ, vỏ còn mỏng và chỉ khai thác được một bên bề mặt của cây nên lượng nhựa thu được còn ít. Năm nay, cây sơn lớn hơn nên có thể khai thác được cả hai mặt của cây sơn, thậm chí những cây sơn có da dầy và lớn trội hơn có thể khai thác được cả 4 mặt cây nên nhất định giá trị kinh tế thu được sẽ lớn hơn rất nhiều so với năm đầu tiên”.


Đi giữa bạt ngàn của vườn sơn 2.000 cây (rộng khoảng 1,5 ha) đang bước sang tuổi thứ 4 của gia đình chị Khoa, khiến nhiều người thăm quan không khỏi ngạc nhiên trước khu vườn sơn đang phủ màu xanh ngút mắt và bắt mắt bởi không gian thoáng, sạch cỏ của cả khu vườn. Để có được thành quả này, công đầu tư, chăm sóc vườn sơn của gia đình chị Khoa ban đầu rất đơn giản: Chỉ cần 700.000 đồng/kg tiền hạt giống và đầu tư 1,5 tạ phân đạm, phân NPK bón lót, vườn sơn của gia đình chị cứ vậy lớn lên mà không hề kén đất, cho dù đất bạc màu hay đồi, núi trọc. Hơn nữa, cây sơn ưa môi trường sống sạch nên chị Khoa chỉ cần đầu tư công phát, dọn cỏ để vườn sơn lớn lên căng tràn sức sống...


Với hiệu quả kinh tế cao từ cây sơn, năm 2013, gia đình chị Khoa đã trồng thêm 1ha sơn bằng cách gieo hạt, ươm bầu. Nhìn những cây sơn dầy vỏ, cành lá sum xuê đang lên xanh, chị Khoa tin chắc tương lai không xa, vườn sơn mới sẽ mang lại giá trị kinh tế cao, để gia đình chị tiếp tục nuôi các con theo học các trường chuyên nghiệp và nâng cao chất lượng cuộc sống...


THU PHƯƠNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Người thầy thuốc mang quân hàm xanh
Đó là Trung uý, Y sỹ, Bùi Văn Dũng (sinh năm 1976, quê ở Tam Dương, Vĩnh Phúc). Với lòng yêu nghề và sự đồng cảm sâu sắc với những khó khăn, thiếu thốn của đồng bào các dân tộc vùng cao biên giới; sau khi tốt nghiệp trường Trung cấp Quân y I đã thôi thúc anh lên đường đến với Hà Giang, vùng biên cương của Tổ quốc.
27/02/2014
Người giữ thương hiệu rau Phú Nam
HGĐT- Có lẽ không quá lời khi gọi chị như vậy, bởi ở cái nơi tuy cả làng cùng trồng rau, nhưng người làm giàu được bằng cái nghề mưa nắng này hơn 10 năm nay như chị thì quả là hiếm có. Chị là Nguyễn Thị Phúc, thôn Nà Quạc, xã Phú Nam (Bắc Mê).
25/02/2014
“Có các cháu, tôi mới là cô giáo...”
HGĐT- Đó là lời tâm sự mộc mạc của cô giáo Viên Thị Nghiêm, giáo viên điểm trường Mầm non Lao Chải, xã Bát Đại Sơn (Quản Bạ) nói với chúng tôi khi vừa cho các cháu ngủ trưa, cô vừa tranh thủ dọn dẹp lại lớp học để chuẩn bị cho buổi học chiều. Nhìn các cháu hồn nhiên đi vào giấc ngủ, chúng tôi cũng vơi đi phần nào mỏi mệt sau chặng đường dài, và cô Nghiêm cũng thảnh thơi đôi
20/03/2014
Sùng Xè Kỷ - triệu phú “đầu cơ nghiệp” ở Mậu Long
HGĐT- Từ một hộ nghèo, cả gia đình với 7 khẩu sống dựa vào nương ngô chỉ gieo được chưa đầy 8kg giống, mỗi năm thu về hơn 1 tấn ngô, gia đình ông Sùng Xè Kỷ, thôn Khuôn Vình, xã Mậu Long (Yên Minh) đã vươn lên trở thành một triệu phú nhờ phát triển chăn nuôi trâu, bò.
19/03/2014