Người giữ thương hiệu rau Phú Nam

08:07, 25/02/2014

HGĐT- Có lẽ không quá lời khi gọi chị như vậy, bởi ở cái nơi tuy cả làng cùng trồng rau, nhưng người làm giàu được bằng cái nghề mưa nắng này hơn 10 năm nay như chị thì quả là hiếm có. Chị là Nguyễn Thị Phúc, thôn Nà Quạc, xã Phú Nam (Bắc Mê).



                   Chị Nguyễn Thị Phúc chăm sóc vườn rau xanh tốt.

Sinh năm 1977 trong một gia đình nông dân nghèo, ngấp nghé tuổi đôi mươi; cô gái Tày đẹp như bông hoa rừng theo chồng về làm dâu và lập nghiệp với đôi bàn tay trắng. Nhìn thấy khoảnh ruộng trước nhà khô khốc vì nắng hạn, cây ngô, cây đậu chăm mãi cứ khẳng khiu mà buồn. Gánh nặng mưu sinh cùng với tương lai những đứa con đang lớn lên ngộ nghĩnh khiến vợ chồng chị phải nhiều đêm trăn trở: Làm gì khi không có vốn, không có nghề trong tay? Thế rồi một ngày, chị cùng người dân đi chợ Bảo Lâm (Cao Bằng), thấy người ta bán rau được giá, thoáng nghĩ nghề trồng rau, sẵn có tính chăm làm, lại ít phải đầu tư, vậy là chị quyết tâm “làm giàu” bằng cái nghề trồng rau trên chính mảnh đất khó nhọc của quê hương. Mới đầu là một khoảnh ruộng nhỏ với các loại cải bắp, su hào, súp lơ, rồi kèm thêm vài con lợn giống. Người nông dân làm giàu trên đồng ruộng của mình chẳng thể gọi là bén duyên, nhưng chị mát tay đến lạ, đàn lợn ngày càng đông mà lớn nhanh, rau trồng mang ra chợ bán bao giờ cũng được giá. Những lứa lợn, lứa rau thu hoạch đầu tiên, hai vợ chồng mừng vui đến rơi nước mắt vì đã tìm được con đường phát triển kinh tế bền vững.


Chúng tôi tìm về cơ ngơi của gia đình chị khi tin đồn rau Phú Nam lạm dụng thuốc trừ sâu, kích thích phát triển đang bay nhanh khắp huyện. Người phụ nữ có dáng người nhỏ bé, trò chuyện ngay trên ruộng rau xanh tốt: “Mình làm trước hết cho mình ăn, rồi mọi người ăn, sao mà lạm dụng thuốc trừ sâu được. Tôi trồng rau đã 10 năm nay, rau giúp gia đình tôi thoát nghèo; bây giờ mang rau ra chợ thì bao nhiêu cũng bán hết, ấy không chỉ là vì rau Phú Nam ngon, có vị ngọt riêng mà vì chúng tôi trồng rau sạch, giữ được lòng tin với người mua”. Được biết những giống rau chị Phúc trồng hiện nay bao gồm: Cải bắp, su hào, súp lơ, dưa, bí, đậu... đều là những giống rau ngoại, có nguồn gốc, chất lượng. Những giống rau bán trôi nổi trên thị trường chị nhất quyết không sử dụng với lý do tỷ lệ lên mầm thấp, chất lượng không tốt, không đáp ứng được yêu cầu của người mua. Với trên một đơn vị tích hơn 1.000 m2 đất, mỗi vụ trồng rau chị thu về trên 30 triệu đồng. Mùa nào rau ấy, hết rau đến trồng đậu, trồng dưa, quanh năm bao giờ chị cũng có sản phẩm nông nghiệp để bán, tăng hệ số sử dụng đất tối đa vàmang lại thu nhập khá cho gia đình. Thống kê tài sản, chị khiêm tốn: “Nhà còn nghèo lắm, còn phải chăm chỉ làm nhiều nữa mới giàu được”. Cái “nghèo lắm” của chị tôi tính được ngoài nguồn thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm nhờ trồng rau, vợ chồng chị đang chăm sóc trên 30 con dê, 10 con lợn thịt và gần chục con trâu...


Nhớ lại quãng thời gian vất vả ngày đầu trồng rau, chị chia sẻ: “Ngày ấy, không có xe máy, đường lại khó đi, trồng được rau rồi, hai vợ chồng phải thức dậy từ sáng sớm, gồng gánh đi bộ, băng rừng sang tận chợ Bảo Lâm để bán. Cực lắm, rau có năm còn mất giá, nhưng phải cố làm, làm để thoát nghèo...” và hơn 10 năm nay, rau đã thực sự giúp gia đình vươn lên thành hộ kinh tế khá trong thôn.


Biện Luân

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Trưởng thôn Thái Hà gương mẫu hiến đất làm đường
HGĐT- Về xã Ngọc Đường (TPHG), chúng tôi được giới thiệu về một tấm gương Trưởng thôn tiêu biểu trong phong trào vận động người dân hiến đất làm đường của thôn Thái Hà trong chương trình xây dựng Nông thôn mới. Đó là ông Phạm Quang Trung, một người nông dân chất phác luôn biết sống cho cộng đồng. Năm nay 63 tuổi, ông Trung đã trải qua những tháng năm nhiệt tình tham gia
28/12/2013
“Viết” lại cuộc đời
(Xuân Giáp Ngọ)- Nhiều người vẫn ví: “Một năm khởi đầu từ mùa Xuân. Một đời người khởi đầu từ tuổi trẻ” để nhắc nhở ta, tuổi trẻ chính là quãng thời gian đẹp nhất, đong đầy nhiệt huyết, trọn vẹn khát khao để cống hiến cho quê hương, đất nước. Thế nhưng, khởi đầu tuổi trẻ của anh Nguyễn Văn Hoàng, thôn Nà Thài, xã Phương Tiến (Vị Xuyên) lại sớm vướng vào vòng lao lý... 22
26/01/2014
Bàn La Hào - Chàng trai người Dao làm kinh tế giỏi
HGĐT - Trong những năm qua, phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp được tuổi trẻ huyện Hoàng Su Phì tích cực hưởng ứng. Ngày càng có nhiều đoàn viên, thanh niên bằng khát vọng vươn lên làm giàu, dám nghĩ, dám làm đã đi lên từ hai bàn tay trắng để trở thành những thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện. Anh Bàn La Hào, thôn Trung Thành, xã Hồ Thầu là một trong
25/12/2013
Người “giữ lửa” văn hóa dân tộc Nùng
HGĐT - Cộng đồng người dân tộc Nùng ở Xín Mần có rất nhiều nét văn hóa đặc sắc, độc đáo được thể hiện qua các điệu múa, câu hát và phong tục, nghề truyền thống... Tuy nhiên, hiện nay một số nét văn hóa đang dần bị mai một. Nhận thấy vai trò, trách nhiệm to lớn của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình, nghệ nhân Nùng Thanh Lương, thôn Na Hu, xã Tả Nhìu đang
23/12/2013