Hạn chế, yếu kém và nguyên nhân

Đánh giá chung về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XV

09:54, 02/08/2016

BHG- Hạn chế, yếu kém

- Một số chỉ tiêu, nhiệm vụ Đại hội XV đề ra thực hiện chưa đạt; tăng trưởng kinh tế và chất lượng giảm nghèo chưa thật bền vững; sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, giá trị hàng xuất khẩu chưa cao; chất lượng giáo dục, đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng công vụ, công tác cải cách hành chính chưa đáp ứng được yêu cầu; công tác quản lý biên giới có nơi còn hạn chế; xuất, nhập cảnh trái phép qua biên giới còn xảy ra. - Hà Giang vẫn là tỉnh đặc biệt khó khăn, đời sống của nhân dân còn ở mức thấp, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đồng bộ; cơ chế, chính sách thu hút đầu tư chưa đủ mạnh.

Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém

a- Nguyên nhân khách quan

- Do ảnh hưởng của lạm phát, suy thoái kinh tế thế giới và trong nước, ngân sách của Trung ương đầu tư cho phát triển hạn chế. Những vấn đề nảy sinh mới phức tạp trên thế giới và trên Biển Đông đã tác động xấu đến phát triển kinh tế - xã hội, nhất là hoạt động giao thương, thị trường xuất, nhập khẩu.

- Hà Giang là tỉnh miền núi, xa các trung tâm kinh tế lớn của cả nước; địa hình, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thiếu đất canh tác và nước cho sản xuất; trình độ, nhận thức của nhân dân không đồng đều; giao thông không thuận tiện, các tuyến có tính chất liên kết vùng chậm được đầu tư, nâng cấp. Tình hình thiên tai hằng năm diễn biến bất thường, gây thiệt hại lớn về người và tài sản trên địa bàn.

- Các thế lực thù địch tiếp tục gia tăng các hoạt động “diễn biến hoà bình”, nhằm chống phá, chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc. Tình hình tội phạm có yếu tố nước ngoài, vấn đề tôn giáo, di cư tự do còn tiềm ẩn phức tạp.

b- Nguyên nhân chủ quan

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp chưa tập trung, thiếu kiên quyết; sự phối hợp giữa cấp và ngành trong triển khai, thực hiện một số chủ trương, đề án chưa đồng bộ; tính chủ động, sáng tạo và vai trò tham mưu của một số ngành, địa phương chưa cao.

Công tác dự báo và nguồn lực để triển khai, thực hiện các chương trình, đề án còn hạn chế; chưa ban hành cơ chế, chính sách đủ mạnh để phát triển vùng động lực; việc xác định một số chỉ tiêu, chương trình, dự án còn chủ quan, chưa sát với thực tế.

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và phát hiện, xử lý vi phạm trong thực hiện cải cách hành chính, thực thi công vụ chưa nghiêm. Công tác quản lý tài chính trong đầu tư công chưa thực sự chặt chẽ, hiệu quả.

Nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, kỷ luật lao động của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế; còn có biểu hiện lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm trong giải quyết công việc và xử lý các vấn đề nảy sinh.

Công tác xây dựng Đảng trong một số cơ quan Nhà nước các cấp chưa được quan tâm đúng mức, nhất là công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, công tác kiểm tra và tự kiểm tra, giám sát, công tác dân vận của Đảng chưa hiệu quả.

Phương thức tập hợp, tuyên truyền, vận động quần chúng chưa có nhiều đổi mới, nhất là ở vùng dân tộc thiểu số; việc thực hiện cơ chế phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc với các tổ chức chính trị-xã hội chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao.

Một bộ phận người dân vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, chưa tự vươn lên để thoát nghèo.

(Còn nữa)

BTV (Theo tài liệu của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đánh giá tổng quát kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XV

BHG- Kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng khá: Tốc độ tăng tổng sản phẩm bình quân cả nhiệm kỳ đạt 6,45%; thu ngân sách trên địa bàn năm 2015 đạt 1.550 tỷ đồng, đứng thứ 9/14 tỉnh trong vùng; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 3.923 tỷ đồng, đứng thứ 10/14; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 6.500 tỷ đồng, đứng thứ 11/14; bình quân lương thực đầu người 500kg/người/năm, đứng thứ 3/14; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 4,72%/năm, giảm nhanh hơn mục tiêu vùng 0,72%. 

30/07/2016
Nhìn lại 30 năm đổi mới (1986-2016)

BHG - Ba mươi năm đổi mới là một giai đoạn lịch sử quan trọng trong sự nghiệp phát triển của nước ta, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Đổi mới mang tầm vóc và ý nghĩa cách mạng, là quá trình cải biến sâu sắc, toàn diện, triệt để, là sự nghiệp cách mạng to lớn của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Đổi mới là một quá trình liên tục, đánh giá 30 năm đổi mới cần có cách nhìn tổng thể, xuyên suốt.

28/06/2016
Mục tiêu tổng quát và động lực phát triển đất nước 5 năm (2016 - 2020)

1. Dự báo tình hình thế giới và đất nước những năm sắp tới

Văn kiện dự báo chung:Trên thế giới, trong những năm tới tình hình sẽ còn nhiều diễn biến rất phức tạp, nhưng hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. 

25/06/2016