Quản Bạ mở hướng đi "đột phá" từ cây dược liệu

08:59, 14/01/2017

BHG- Với mục tiêu tạo bước “đột phá” về phát triển kinh tế nông – lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, trong đó tập trung vào cây dược liệu (CDL), huyện Quản Bạ đang đẩy mạnh chuyển đổi một phần đất trồng ngô, lúa sang trồng chuyên canh CDL, gắn với chế biến và bao tiêu các sản phẩm dược liệu. Cùng với các cơ chế chính sách hỗ trợ, CDL đang trở thành hướng đi giúp người dân địa phương từng bước thoát nghèo.

Vườn cây Đương quy của gia đình anh Vàng Thìn Nghì, xã Quyết Tiến mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Vườn cây Đương quy của gia đình anh Vàng Thìn Nghì, xã Quyết Tiến mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Theo tìm hiểu, mặc dù nền kinh tế của huyện có xuất phát điểm thấp, quy mô nhỏ lẻ nhưng với việc đẩy mạnh ứng dụng KHKT vào thâm canh tăng năng suất, sản lượng; tận dụng tiềm năng, lợi thế để phát triển CDL, huyện Quản Bạ đã định hướng chỉ đạo chuyển dần một phần diện tích trồng lúa, ngô sang trồng các loại CDL có giá trị kinh tế cao. Tính đến nay, toàn huyện có khoảng trên 2.500 ha CDL; dần hình thành vùng sản xuất dược liệu theo hướng chuyên canh; mối liên kết đầu tư sản xuất dược liệu theo chuỗi giá trị được hình thành và phát triển. Theo đánh giá của người dân và các doanh nghiệp, HTX tham gia trồng, giá trị sản xuất từ CDL tăng gấp 2-3 lần so với trồng lúa, ngô. Tận dụng thuận lợi về khí hậu, thổ nhưỡng, Quản Bạ xác định đẩy mạnh khai thác tiềm năng, lợi thế để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa những giống cây có giá trị kinh tế cao, phù hợp với từng địa bàn vào gieo trồng theo hướng chuyên canh nâng cao năng suất, sản lượng, góp phần XĐGN nhanh và bền vững cho người nông dân. Theo đó, BCH Đảng bộ huyện lần thứ XVIII đã xây dựng Nghị quyết chuyên đề về phát triển CDL, quyết tâm tạo “đột phá” từ lợi thế của địa phương.

Đồng chí Hạng Dương Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Quản Bạ cho biết: “Để hoàn thành mục tiêu đặt ra, huyện đã thành lập BCĐ làm đầu mối trong việc liên kết sản xuất theo hình thức “4 nhà”; trong đó, phân công các thành viên BCĐ triển khai thực hiện đồng bộ theo hệ thống từ huyện đến thôn bản, từ việc chuyển giao KHKT tới công tác tuyên truyền, vận động nhân dân”. Bên cạnh đó, huyện đã tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch sản xuất nông – lâm nghiệp mang tính bền vững; có định hướng bố trí cây trồng hợp lý đối với từng vùng. Để hình thành vùng chuyên canh CDL, huyện xác định trồng mới 500ha/năm, nâng tổng diện tích trồng mới và chăm sóc cây dược liệu hàng năm lên trên 2.900 ha; tập trung vào các loại cây có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ ổn định; phấn đấu đạt giá trị sản xuất dược liệu trên 150 triệu đồng/ha/năm vào năm 2020 đối với diện tích trồng dược liệu trên đất lúa, màu. Đồng thời, đẩy mạnh công tác chăm sóc, cải tạo rừng Thảo quả già cỗi, đưa năng suất Thảo quả khô lên 200kg quả khô/ha/năm.

Để khuyến khích nhân dân, huyện Quản Bạ đã có cơ chế thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất giống trên địa bàn, tạo ra nguồn giống dược liệu có chất lượng phục vụ nhu cầu sản xuất tại chỗ và là cơ sở bảo tồn nguồn gen dược liệu bản địa. Hỗ trợ người dân chuyển đổi đất trồng ngô, lúa sang trồng dược liệu bằng hình thức hỗ trợ lãi suất hoặc hỗ trợ một phần kinh phí để mua giống, phân bón; xây dựng dây chuyền sơ chế, chế biến dược liệu; hỗ trợ xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu cho các loại sản phẩm dược liệu. Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, cơ quan chuyên môn của huyện đã phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp làm tốt công tác khảo nghiệm giống mới trước khi đưa vào sản xuất đại trà; chuyển giao kỹ thuật trồng, thu hái, sơ chế và chế biến các loại dược liệu, đảm bảo cho người dân tham gia đều nắm được quy trình sản xuất. Anh Vàng Thìn Nghì, xã Quyết Tiến, Quản Bạ cho biết: “Sau khi nhận thấy giá trị kinh tế từ CDL và nắm được các kỹ thuật, gia đình đã mạnh dạn trồng theo hình thức “lấy ngắn nuôi dài”. Ngoài cây gừng, gia đình trồng cây Đương quy và Đương quy Bắc, trừ chi phí mỗi năm thu lãi khoảng 300 triệu đồng và tạo công ăn việc làm cho hơn 30 công nhân người địa phương”.

 Hiện nay, huyện Quản Bạ đang lựa chọn các xã có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp như: Quyết Tiến, Quản Bạ, Tam Sơn, Tùng Vài... để hình thành vùng chuyên canh CDL. Cùng với các giải pháp hỗ trợ kịp thời đang tạo đà giúp địa phương có bước “đột phá” từ cây dược liệu, góp phần giúp người dân XĐGN.

KIM TIẾN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tạo chuyển biến trong thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính

BHG- Năm 2016, UBND tỉnh ban hành Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính (KL-KCHC) đối với cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) trên địa bàn tỉnh. 

29/12/2016
Bắc Quang công bố Quyết định thành lập Đảng bộ Khối trực thuộc Huyện ủy

BHG- Sáng 29.12, Huyện ủy Bắc Quang tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập các Đảng bộ Khối: Nội chính, Kinh tế, Văn hóa – Xã hội trực thuộc Huyện ủy. Dự buổi lễ có đồng chí Trần Văn Hòa, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Bắc Quang,…

29/12/2016
Giám sát việc "Nói đi đôi với làm" ở Đồng Văn

BHG- Thực hiện Chỉ thị 03 của Tỉnh ủy trong thực hiện việc tăng cường giám sát "Nói đi đôi với làm", Đảng bộ huyện Đồng Văn đã cụ thể hóa bằng việc yêu cầu các các đồng chí trong BTV, BCH, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị và các đảng viên trong toàn Đảng bộ xây dựng chương trình hành động, kế hoạch công tác cá nhân trong từng năm theo hướng sát với nhiệm vụ, lĩnh vực phụ trách. 

29/12/2016
Quản Bạ, phát huy dân chủ là "cùng lắng nghe"

BHG- Phát huy dân chủ trong xã hội hiện đại, nhất là ở nơi vùng sâu, vùng xa như huyện vùng cao Quản Bạ đang dần được thực hiện rộng rãi thông qua các Diễn đàn "Nghe dân nói và nói cho dân nghe". Đây là nơi để người dân và hệ thống chính quyền cùng thẳng thắn giãi bày với nhau về những việc làm được và chưa được trong thời gian qua. 

29/12/2016