Khế - Vị thuốc trừ phong độc

15:22, 20/05/2008

Cây khế tên Hán là ngũ liễm tử, ngũ lăng tử (quả cắt ngang có 5 cánh như ngôi sao, có tính năng thu vào). Tên khoa học Averrhoa carambola L. Vào thế kỷ thứ 12 Averhoes là một thầy thuốc kiêm triết gia Ả rập đã phát hiện cây khế là một dược liệu quý nên khế đã mang tên của ông.


Theo Averrhoes, khế dùng chữa bệnh ngứa, chữa viêm họng, ho, viêm tuyến nước bọt, đau khớp, phù thũng, làm ra mồ hôi, làm tiêu tan sự bải hoải rã rời...

Theo Đông y, quả khế vị chua ngọt, tính bình tươi hơi mát, chín thì ôn có tác dụng sinh tân dịch giải khát, lợi tiểu, trị phong nhiệt giải độc. Các bộ phận khác cũng được dùng chữa nhiều bệnh, nhất là khi bị dị ứng gây nổi mẩn ngoài da do nhiều nguyên nhân.

Chữa dị ứng do tiếp xúc với sơn ta (lở sơn). Dùng quả khế thái miếng hoặc lá đem vò để đắp xát trực tiếp lên da tổn thương. Lá khế tươi giã lấy nước cốt uống.

Rửa vết thương lở loét: Nấu nước quả khế rửa.

Chữa nước ăn chân: Quả khế chín lùi trong tro nóng áp lên chỗ tổn thương.

Chữa bí đái: Lấy một quả khế, một củ tỏi giã nhuyễn đắp lên rốn.

Cảm cúm: Sốt, đau mình, hắt hơi sổ mũi, ho. Dùng 3 quả khế nướng vắt nước cốt hòa 50ml rượu để uống.

Thanh nhiệt giải độc trong điều trị ung thư: Lấy khế rửa sạch gói trong vải khô vắt lấy nước, thêm nước đường nấu sôi. Sau đó cho them táo tây đã gọt vỏ, thái miếng, chuối thái nhỏ, cam múi, nho. Nấu sôi thì cho bột để sánh lại múc ra bát. Dùng cho người bị ung thư có sốt trong điều trị phóng xạ, hóa chất.

Sơ cứu ngộ độc mã tiền: Ép quả khế lấy nước uống thật nhiều, thận trọng vì ngộ độc mã tiền gây co giật có thể tử vong, nên đưa ngay người bệnh đi bệnh viện để điều trị.

Chữa phong nhiệt mẩn ngứa mày đay: Dùng vỏ cây khế cạo bỏ lớp ngoài 40g sắc uống. Ngoài xoa lá khế tươi đã sao qua.

Trẻ em bị sởi, để thúc sởi mọc thì lấy lá khế và vỏ cây khế sắc uống. Sau khi sởi bay hết để tiệt nọc sởi khỏi tái lại thì lấy lá và vỏ nấu nước cho trẻ tắm.

Chữa đái dắt, đái buốt, đái ra máu do viêm bàng quang, âm đạo: Dùng lá khế 100g, rễ cỏ tranh 40g sắc uống ngày một thang.

Viêm họng: Lá khế 40g thêm vài hạt muối giã nhỏ vắt nước cốt ngậm.

Cảm nắng, sốt, khát nước, nhức đầu: Dùng 100g lá khế tươi, 40g lá chanh. Giã vắt lấy nước uống. Hoặc quả khế tươi nướng qua vắt lấy nước uống.

Chữa ho khan hoặc có đờm: Hoa khế sao qua tẩm nước gừng đã sao. Sắc lấy nước uống. Có thể thêm cam thảo nam 12g.

Có sách còn ghi công dụng của hoa khế chữa thận hư, tinh kém, kinh giản ở trẻ em, chữa lỵ...

Nghiên cứu về thành phần hóa học của lá khế tại Trường đại học Dược Hà Nội, bước đầu xác nhận trong lá khế có các nhóm chất flavonoid, toàn phần 1,17% và saponozid toàn phần là 0,93%. Ngoài ra còn có acid hữu cơ, tanin, muối canxi. Nước sắc lá khế có tác dụng ức chế vi khuẩn gram (+) và không có tác dụng trên vi khuẩn gram (-) và nấm Candida. Dạng dịch chiết qua nước có tác dụng ức chế vi khuẩn mạnh nhất, dịch chiết qua cồn ức chế yếu nhất.

Thành phần hóa học trong quả khế (theo tỷ lệ phần trăm) có nước 92% protein 0,3, lipid 1,4, glucid 5,7, cellulose 1, tro 0,3. Các nguyên tố vi lượng calcium 8mg%, phospho 15mg%, natri 2, kali 181. Các vitamin A 135mg, B1 0,04mg, B2 0,03mg, P 03mg và C 32mg.


suckhoedoisong

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Bắc Quang triển khai nhiều hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân
(HGĐT)- Thời điểm hiện nay, huyện Bắc Quang nói riêng và tỉnh ta nói chung đang đứng trước nguy cơ của một loại dịch bệnh mới nguy hiểm, đe doạ trực tiếp đến tính mạng người dân – dịch tiêu chảy cấp.
30/04/2008
Phòng lây nhiễm bệnh từ lợn sang người
Bệnh lợn tai xanh, bệnh liên cầu lợn hiện đang gia tăng ở một số địa phương và điều đáng quan tâm là bệnh liên cầu lợn có thể lây sang người. Vì vậy chúng ta cần phải hiểu biết về hai loại bệnh này để chủ động phòng bệnh và phát hiện, điều trị kịp thời khi bị mắc bệnh.
28/04/2008
Ngộ độc bánh ngô bị mốc – sự nguy hiểm chết người đang hiện hữu
(HGĐT)- Những vụ ngộ độc do ăn bánh ngô mốc được các phương tiện thông tin đưa liên tiếp trong những ngày vừa qua, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự nguy hiểm của loại thực phẩm này khi đã bị hỏng.
28/04/2008
Truyền thông phòng, chống HIV/AIDS
(HGĐT)- Vừa qua, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS - Sở Y tế tỉnh đã có các buổi truyền thông trực tiếp về phòng, chống HIV/AIDS cho các cán bộ là lãnh đạo, CCVC Sở Tài chính, Tư pháp, NN - PTNT.
24/04/2008