Hoàng Su Phì xây dựng nông thôn mới
HGĐT- Xây dựng nông thôn mới (NTM) là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Vượt qua khó khăn của một trong 62 huyên nghèo của cả nước, Hoàng Su Phì đã áp dụng sáng tạo vào điều kiên thực tế địa phương, khơi dậy sức dân, cộng đồng doanh nghiêp, các nhà tài trợ để lồng ghép xây dựng NMT hiêu quả.
Sức dân, do dân:
Năm 2011, Hoàng Su Phì chỉ đạo xây dựng mô hình NTM ở 5 xã, mỗi xã một thôn để làm điểm chỉ đạo rút kinh nghiệm nhân rộng mô hình cho các năm tiếp theo. Trong 5 địa phương là Thông Nguyên, Nậm Ty, Nậm Dịch, thị trấn Vinh Quang và Pố Lồ, mục tiêu đề ra của năm cho các thôn là hoàn thiện cơ bản hệ thống hạ tầng cơ sở, chủ yếu là đường giao thông nông thôn, đường liên thôn bản, đường nhánh vào các hộ gia đình. Hoàn thiện hệ thống chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh, xây dựng bể nước ăn, nhà tắm, các công trình vệ sinh phục vụ cuộc sống trong từng hộ gia đình. Hiện đã làm đường liên thôn bản ở 5 thôn của 5 xã có chiều dài trên 8 km; đường nhánh vào hộ gia đình của 5 thôn có chiều dài trên 11 km; làm nhà tắm cho các hộ là 177 nhà, làm 177 công trình vệ sinh, 94 bể nước ăn, di dời 51 chuồng trại ra xa nhà. Tất cả các công trình đều thực hiện bê - tông hoákiên cố 100%. Trong quá trình triển khai thực hiện, nhân dân đã nhiệt tình hưởng ứng bỏ toàn bộ công sức, đóng góp đất đai, tự giải phóng mặt bằng, tự tay xây dựng mô hình NTM theo đúng tinh thần chỉ đạo đề ra. Tại mỗi điểm mô hình, Nhà nước chỉ hỗ trợ duy nhất xi - măng và 50% tiền cước vận chuyển nguyên vật liệu ở những điểm xa vượt quá sức dân; phần còn lại do dân chịu trách nhiệm hoàn tất mọi công việc xây dựng. Tính đến thời điểm hiện tại, ở 5 thôn điểm chỉ đạo, đồng bào các dân tộc đã căn bản làm xong 6 tiêu điểm của mục tiêu đề ra trong Bộ tiêu chí xây dựng NTM. Tại các thôn, Làng Giang (Thông Nguyên), Tấn Xà Phìn (Nậm Ty), Thắng Lợi (Nậm Dịch), đông đảo bà con nông dân tranh thủ thời điểm nông nhàn đua nhau xây dựng các công trình theo kế hoạch. Tại đây, cát, sỏi được lấy từ suối lên, đồng bào đổi công nhau làm đường, xây bể nước, di dời chuồng trại ra xa nhà. Nhà nọ làm giúp nhà kia theo kiểu làm cuốn chiếu, làm được đến đâu xong đến đó. Mới đây, Hoàng Su Phì đánh giá sơ bộ chương trình triển khai thực hiện và rút ra bài học từ sức dân trong phong trào vừa qua để triển khai rộng mô hình. Qua đánh giá cho thấy: Trong mọi việc từ phát triển kinh tế đến xây dựng quê hương, nông dân có vị trí cực kỳ quan trọng, đó là sức mạnh vô địch, thiếu vắng nông dân không dễ gì làm được. Thực tế trong phong trào xây dựngNTMnơiđâylàmđiểm ở 5 thôn, của 5 xã thì mọi công việc đều do nhân dân lo làm, nhà nước chỉ đóng vai trò tựa như chất “Xúc tác” trong cả dãy công việc. Cụ thể hơn trong một loạt các hạng mục làm nên bộ mặt NTM ở các thôn bản, vai trò của nhà nước chỉ hỗ trợ xi măng. Việc mở đường, lấy cát sỏi, công xây lắp, công vận chuyển… do dân lo. Thời điểm hiện tại ở 24/ 25 xã, thị trấn huyện Hoàng Su Phì đều đăng ký xây dựng NTM với trên 45 thôn bản đăng ký làm. Công việc vô cùng to lớn là mở và làm đường bê tông nông thôn có chiều dài gần 54 km, mặt đường rộng 2,5 m, làm đường vào nhánh hộ gia đình loại 1,2 m có chiều dài trên 110 km. Làm mới 2.050 nhà tắm, 2.358 công trình nhà vệ sinh, 1.889 bể nước ăn, cổng vào…tất tật do dân lo làm. Bên cạnh đó là công việc quy hoạch, thiết kế nhà văn hoá, sân chơi, nhà câu lạc bộ thôn bản v.v. đều được đem ra bàn bạc trước dân, giao quyền cho nhân dân tự lo, tự định đoạt theo nhu cầu thực tiễn địa phương, phù hợp với thuần phong, mỹ tục, địa hình, địa mạo vùng miền và những đều do dân, vì dân. Qua đó còn giúp tiết kiệm chi phí tối đa mang lại lợi ích cho nhân dân cả trước mắt cũng như lâu dài. Lấythực tiễn sinh động để áp dụng việc làm có lợi cho dân, không máy móc cứng nhắc đã giúp Hoàng Su Phì đẩy nhanh quá trình chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng NTM trong giai đoạn hiện nay. Trưởng ban chỉ đạo chương trình, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì Hoàng Hải Lý cho rằng, huyện đã và đang đi đúng tâm tư, nguyện vọng của nhân dân là; “Mọi việc do dân, cũng nhờ vào sức dân” để xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp, khang trang mà ở đó người dân làm chủ.
Và những trăn trở.
Hoàng Su Phì là huyện nghèo, đời sống đồng bào còn nhiều khó khăn bởi xuất phát điểm thấp. Bên cạnh đó địa hình, địa mạo dốc, rễ trôi trượttrong mùa mưa, hệ thống giao thông hạn chế đang làm giảm tiến độ thực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn. Ngoài nỗ lực từ chính quyền các cấp, nỗ lực sức dân, nỗ lực cộng đồng ra thì nhà nước cũng nên có cơ chế, chính sách ưu tiên hơn nữa để đầu tư thích hợp cho mục tiêu xây dựng nông thôn“Miền Núi “ phát triển: Đường giao thông, kênh mương thuỷ lợi nội đồng, điện, trường học và trang bị nghề, KHKT để nhà nông tự vươn lên. Muốn vậy phải đầu tư tài chính thoả đáng “Đủ” mới thực hiện đồng bộ được. Tránh tình trạng nhỏ giọt, manh múm, dàn trải sẽ khó đạt được mục tiêu đề ra, hoặc kết quả không cao, không đồng bộ sẽ lãng phí .Những gì Hoàng Su Phì đã và đang làm rất cần nghiên cứu, đánh giá để được hiệu quả cao nhất.
Ý kiến bạn đọc