Chuyện về những người làm báo nhưng không viết báo

18:23, 20/06/2011

HGĐT- Đang loay hoay “diệt” mấy con virus cho máy tính phòng Bạn đọc - Báo Hà Giang, tôi nhận được tin nhắn chúc mừng Ngày báo chí cách mạng Việt Nam từ điện thoại di động của một người bạn hiện là giảng viên của một trường Đại học ở miền Trung, cuối tin nhắn còn ghi, chúc Nhà báo có nhiều bài viết hay, nhiều tác phẩm nổi tiếng.


 
 Bình bản báo trên giấy can là khâu cuối cùng của các kỹ thuật viên chế bản trước khi đưa sang Nhà In.

Trong tôi cảm giác thật vui và hạnh phúc vì những lời chúc chân thành mà người bạn đã dành cho, trong suy nghĩ của bạn có lẽ tôi là một Nhà báo thực thụ, bởi một điều đơn giản không riêng gì bạn tôi mà không ít người đều có một quan điểmđó là công tác ở cơ quan Báo Hà Giang thì đều được gọi là Nhà báo. Nhưng để có những bài viết hay thì việc đó trước tiên là những người phóng viên, biên tập viên của tờ báo, còn những người như tôi và một số đồng nghiệp khác đều có một công việc riêng ở cơ quan chỉ góp phần nhỏ cho tờ báo hoàn thiện và đẹp hơn.


Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Tin học, những ngày đầu vào Báo Hà Giang tôi cũng mơ hồ về công việc của mình lắm, nhưng mọi thứ cũng thay đổi khi báo điện tử Hà Giang hòa mạng Internet toàn cầu, đã có nhiều vấn đề liên quan đến công việc của mình, điều này làm tôi cần phải cố gắng hơn để đáp ứng với sự phát triển của công nghệ và hệ thống máy tính của cơ quan ngày càng nhiều hơn, hệ thống mạng nội bộ càng mở rộng. Ngoài công việc chuyên môn, tôi dần làm quen với nghề làm báo, việc đầu tiên là chỉnh sửa ảnh cho đẹp, cúp cắt bức ảnh làm sao cho chặt chẽ, không vi phạm về nội dung tuyền truyền trên hai loại hình báo in và báo điện tử, cũng chính vì thường xuyên làm việc này mà tôi đã có chút kinh nghiệm về ảnh báo chí, cũng như cách chụp ảnh như thế nào để đạt yêu cầu. Cùng với tôi còn nhiều đồng nghiệp khác, không phải là những phóng viên - những người được xem là chủ lực của cơ quan, luôn tiên phong trên những mặt trận của đời sống, cũng không phải là biên tập viên- những người hằng ngày miệt mài cần mẫn tìm những hạt sạn của bài viết. Họ là những người mà chưa bao giờ xuất hiện trên mặt báo nhưng sự đóng góp thầm lặng đó đã làm nên thành công của tờ báo Hà Giang.


Chị Hoàng Thị Bình, làm ở Toà soạn từ những ngày tỉnh Hà Tuyên tách thành 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, với công việc phát hành báo kiêm kho quỹ, đã bao nhiêu năm sự cần mẫn ấy của chị đã đóng góp không nhỏ để truyền tải những thông tin, sự kiện của tỉnh, đưa tờ báo Hà Giang đến tận tay bạn đọc, điều đặc biệt đáng nói là trong khi cán bộ đều được nghỉ làm ngày thứ 7 thì riêng với công việc của chị không bao giờ được nghỉ, bởi nếu nghỉ thì báo sẽ không đến được với mọi người, chị cười cho tôi biết như vậy. Với chị Bình, công việc cần đến thời gian nhưng với công việc chị Phan Thị Thoa, kỹ thuật viên chế bản phòng Thư ký – xuất bản, thì hằng ngày đối diện với chiếc máy tính để sửa bài sau khi đã được biên tập, mi trang, bình bản in. Trước kia chị là cán bộ của Nhà in tỉnh Hà Giang, từ năm 2001 Báo Hà Giang xây dựng hệ thống chế bản điện tử trên máy vi tính cũng là thời điểm chị chuyển vào Báo Hà Giang công tác, thời gian đầu chị cũng gặp nhiều khó khăn với công việc chế bản vi tính vì thời điểm đó máy vi tính chưa thông dụng như bây giờ và người biết sử dụng máy tính là rất ít, mọi thứ đều phải mày mò học hỏi kinh nghiệm từ những đồng nghiệp làm chế bản của báo khác rồi dần cũng quen và thành thạo, chị nhớ lại nhiều hôm bình bản in xong về đến nhà vừa dọn mâm cơm ăn cùng gia đình, thì bên nhà in gọi điện đến cho biết bản in khi phơi trên bản kẽm bị vỡ chữ không lên màu được, có lần thì bị lệch hình ảnh hay hình ảnh không sắc nét, những lần như vậy lập tức chị phải sang ngay và xử lý lại bản in từ hệ thống chế bản của Toà soạn, hay có nhiều hôm phải chờ tin của phóng viên tác nghiệp ở một sự kiện đang diễn ra để đưa lên báo cho kịp thời, nếu để số sau thì tin đó lại muộn mất. Công việc vất vả là vậy nhưng gia đình luôn ủng hộ chị dù có hôm rất muộn mới xong việc, với chị công việc đó cũng là niềm vui và hãnh diện của mình bởi được công tác cho một cơ quan tuyên truyền của tỉnh.


Tạm biệt chị Thoa, chúng ta đến với câu chuyện của chị Đỗ Ngọc Bích người vẫn được coi là “bộ mặt” của tờ báo Hà Giang, sinh ra và lớn lên ở quê hương Tuyên Quang lịch sử, sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Nhạc hoạ T.Ư chị không ở lại Hà Nội để phát huy nghiệp vẽ của mình mà theo tiếng gọi của mảnh đất Hà Giang đầy gian khó này, chị lên tham gia công tác tại cơ quan Báo từ những năm sau khi tách tỉnh, với công việc hằng ngày là hoạ sỹ ma – két của tờ báo. Thoạt nhìn vào thì thấy công việc của chị thật đơn giản nhưng khi tìm hiểu sâu mới thấy chẳng đơn giản chút nào. Chị cho biết: Để lên được ma-két của tờ báo mình phải tính toán, sắp xếp vị trí cho các tin, bài, ảnh làm sao hợp lý, phù hợp, nhưng phải có tính thẩm mỹ, đẹp về hình thức và quan trọng hơn nữa là đúng định hướng của Ban Biên tập Báo Hà Giang. Với chị, đó là việc rất hạnh phúc vì mỗi tờ báo xuất bản là mỗi tác phẩm nghệ thuật của mình.


Chia tay với các anh, chị, tôi chợt nhớ những ngày này, cùng với cả nước chúng ta đang hướng tới kỷ niệm 86 năm (21.6.1925-2011) Ngày báo chí cách mạng Việt Nam, tôn vinh những người làm báo và những người như tôi hay chị Bình, Thoa, Bích lại rộn ràng đón nhận những thành quả mà năm qua đã thực hiện được, để rồi tiếp tục góp công, góp sức cho Báo Hà Giang phát triển cùng nhịp thở của tỉnh nhà.


LÊ LÂM

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Những người làm báo Hà Giang học tập và làm theo gương Bác ngay trong công việc làm báo của mình
HGĐT- Tháng 6 của năm 2011 đã về, mang đến cho những người làm báo Hà Giang một niềm vui nhân đôi - kỷ niệm 86 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925-21.6.2011) hòa trong niềm vui, lòng thành kính biết ơn của toàn dân tộc với Bác Hồ kính yêu trước mốc son lịch sử tròn 100 năm Ngày Bác từ biệt quê hương, ra đi từ bến cảng Sài Gòn để tìm con đường cứu nước, cứu dân
20/06/2011
Hoàng Su Phì xây dựng nông thôn mới
HGĐT- Xây dựng nông thôn mới (NTM) là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Vượt qua khó khăn của một trong 62 huyên nghèo của cả nước, Hoàng Su Phì đã áp dụng sáng tạo vào điều kiên thực tế địa phương, khơi dậy sức dân, cộng đồng doanh nghiêp, các nhà tài trợ để lồng ghép xây dựng NMT hiêu quả.
20/06/2011
Miệt mài với dòng chảy thời sự ở nhà Đài
HGĐT- Có lần gặp nhà báo Hoàng Tre, tôi đùa vui, bao lâu rồi mà sao chú chẳng béo lên tí nào nhỉ, phải chăng do làm thời sự vất vả!?. Chẳng biết có phải vậy hay không, nhưng hình như ở phòng Thời sự của Đài PT - TH tỉnh, trừ một phóng viên mới “làm lễ” nhập phòng thì còn lại hầu hết đều rất…eo. Thế nhưng, “sức mạnh và trái tim” của nhà Đài lại nằm ở phòng Thời sự, ở những
20/06/2011
Một chuyến đi đáng nhớ
HGĐT- Tháng 3 vừa rồi, Chi đoàn Báo Hà Giang đứng ra đăng cai tổ chức Chương trình “Hành trình về nguồn của tuổi trẻ báo Đảng các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và thủ đô Hà Nội” tại thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ. Chương trình được khởi nguồn trên quê hương cách mạng Bắc Kạn và được Đoàn Thanh niên các báo luân phiên tổ chức vào tháng 3 hàng năm. Mục đích nhằm tạo điều
20/06/2011