Thi đua “Dạy tốt - học tốt” ở ngôi trường tuổi 13

07:41, 28/05/2014

HGĐT- Đi từ những “lớp nhô” để hình thành một trường “nhô”. Đến nay, tuổi 13, tuổi mới bắt đầu lớn. Tất cả, như chỉ bắt đầu bằng những nốt nhạc “chắp nối” tưởng như không thể ?Sau 13 năm, dàn nhạc “nhô” ấy đã tạo ra các bản giao hưởng tuyệt vời.



                               Thầy, trò trong giờ học làm thí nghiệm.

Từ lớp... “nhô” !

Cách đây đúng 13 niên học, Trường THPT thị trấn Cốc Pài (Xín Mần) được thành lập Liên trường cấp II - III. Cô giáo Nguyễn Thị Ngân cho biết, ngày đầu chỉ có 2 lớp 10 với 70 học sinh (HS). Số các thầy cô chủ yếu là hệ đào tạo Cao đẳng, trình độ đứng lớp là hệ THCS. Ngay năm học đầu tiên, Liên trường cấp II - III mở ra đã tạo điều kiện thu hút các em HS từ 19 xã trong huyện về học. Với 2 lớp 10 “nhô” chỉ có 5 thầy cô có trình độ Đại học vừa được Sở GD & ĐT điều động vào đứng lớp. Vượt qua khó khăn ban đầu, Liên trường “nhô” ấy đã tạo điều kiện mang tính tiên quyết để thu hút, kèm cặp, nuôi dưỡng các em HS trong huyện về học và ngày một trưởng thành. Sau 5 năm kể từ khi “nhô” ra, Liên trường cấp II - III đã tạo nên một thành tích đáng nể đó là “tách” ra làm 2 trường: Trường PTCS và Trường THPT vào đầu năm học 2005.


Đã có một thời gian khá dài, dư luận xã hội đâu đó đã đề cập rất nhiều về các loại trường “nhô”. Rất nhiều nơi cho rằng, chất lượng học tập tại các điểm “nhô” ấy không đủ, không đảm bảo. Cho rằng, các điểm “nhô” sẽ cho ra xã hội những loại sản phẩm kém phẩm cấp, không đáp ứng, thậm chí không thể sử dụng được... Thực tiễn thì có nhiều nơi, có nhiều bài học đã đưa vào xã hội các loại hàng rởm, kém chất lượng, đó là có thực. Còn tại Xín Mần, sản phẩm “nhô” ấy trải qua 13 niên học lại là một sự kiện xã hội rất đáng để biểu dương, khen ngợi. Thậm chí, sản phẩm “nhô” trường, “nhô” lớp hiện nay tại đây, lại rất cần có sự điều tra xã hội học để đúc rút thành bài học kinh nghiệm nhân rộng tại các điểm, vùng, miền còn khó khăn tương tự nơi đây trong công tác đạo tạo nguồn nhân lực cho xã hội, cho tương lai.


Đến những kết quả làm nức lòng thầy cô và các bậc phụ huynh:

Kết thúc năm học 2011 – 2012, HS thi đỗ thẳng vào các trường đại học, cao đẳng trong nước đã cho con số 17 em; kết thúc niên học 2012 – 2013, học sinh của trường THPT Cốc Pài thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng trong nước là 37 em. Trong đó, đỗ Đại học Sư phạm là 24 em, Cao đẳng Công nghiệp và Nông, lâm nghiệp là 18 em. Kết quả trên đã làm nức lòng các thầy cô, các bậc phụ huynh. Là huyện được đánh giá là nghèo nhất tỉnh Hà Giang trước đây và là huyện nằm trong diện 62 huyện nghèo nhất cả nước hiện nay. Kết quả trên cũng đã để lại không ít thắc mắc về một ngôi trường mới lớn lên từ “nhô” là kết quả đó có thật hay không? Mới đây nhất, trong cuộc thi sáng tạo Việt Nam toàn quốc được tổ chức hồi tháng 2.2014, nhóm học sinh của trường có 3 em học sinh lớp 11 đã lại một lần nữa vượt lên trên 166 dự án của 30 trường khu vực miền Bắc tham gia để đoạt giải thưởng “sản phẩm bếp tiết kiệm nhiên liệu” và được nhận học bổng trao ngay tại chỗ của trường Đại học Sư phạm Hà Nội, cùng với nhận tài trợ hoàn thiện sản phẩm. Còn ngay trước đó, học sinh nhà trường đã đoạt giải Nhì cuộc thi KHKT và giải Ba toàn đoàn cuộc thi sáng tạo cấp tỉnh. Điều đó cũng để khẳng định lại là “Sự thật của một kết quả có thật” trong việc: Thầy dạy tốt và trò đã học rất tốt và biết nghe lời thầy cô. Trong đợt ôn luyện thi các cấp đầu năm học 2013 – 2014, nhà trường đã có 24 HS đoạt giải. Còn các thầy cô có 10 giải trong các cuộc thi dạy tốt và có nhiều sáng kiến trong công tác giảng dạy. Các chuyên đề thường xuyên được BGH nhà trường quan tâm đó là: Nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT trong 1 tiết học và nâng cao chất lượng bồi dưỡng HS trong từng giờ học. Các chuyên đề trên được vận dụng sáng tạo vào thực tiễn, đã từng bước nâng cao chất lượng toàn diện trong nhà trường hướng tới mục tiêu: Dạy tốt – Học tốt. Năm học này, trường có 767 HS đang ngày đêm dùi mài “kinh sử” để tu thân, lập nghiệp. Kết quả trên sẽ tạo động lực cho cả thầy và trò phấn đấu, trưởng thành.


Sau 13 năm thành lập Liên trường và sau 8 năm chính thức được công nhận là Trường THPT Cốc Pài; tập thể cán bộ giáo viên, HS nhà trường đã ghi được những dấu ấn đáng nể. Đó là sự vượt khó vươn lên, càng khó khăn, càng sáng tạo. Xin được mượn lời của Hồ Chủ tịch lúc sinh thời đã dạy: Dù khó khăn đến mấy, cũng phải thi đua dạy tốt và học tốt. Trường THPT Cốc Pài đã thực hiện hiệu quả lời Bác dạy.


Nguyễn Hùng

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tuyên truyền phòng chống dịch bệnh gia súc ở Phương Tiến
HGĐT- Trong 2 ngày 28-29.4, Trường Cao đẳng Nghề Hà Giang phối hợp với xã Phương Tiến (Vị Xuyên) tổ chức tuyên truyền phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm cho các cán bộ thú y thôn bản và tổ chức tư vấn tuyển sinh cho các em học sinh và nhân dân xã Phương Tiến.
30/04/2014
Thành phố Hà Giang đẩy mạnh công tác đào tạo nghề
HGĐT - Nhằm đáp ứng yêu cầu học nghề, tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập, tính kỷ luật, phẩm chất đạo đức của người lao động (NLĐ); trong những năm qua, thành phố Hà Giang không ngừng đổi mới, đầu tư và trú trọng tới công tác dạy nghề.
29/04/2014
Đội ngũ giáo viên với phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư
HGĐT- Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời (HTSĐ) trong các gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư là một trong những hoạt động thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển xã hội học tập (XHHT) ở nước ta. Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: “Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội; xây
29/04/2014
Liên trường xã Sủng Trà: Tổng kết năm học 2013-2014
HGĐT- Chiều 26.5, liên trường xã Sủng Trà (Mèo Vạc) tổ chức lễ tổng kết năm học 2013-2014.
27/05/2014