Những mô hình tạo sinh kế ở Du Tiến

14:32, 24/10/2023

BHG - 2 năm qua, từ nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, những mô hình hỗ trợ sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã Du Tiến (Yên Minh) đang từng bước cho thấy hiệu quả, giúp người dân có thêm động lực vươn lên trong cuộc sống.

Từ chương trình hỗ trợ sinh kế, hiện gia đình anh Và Mí Sử (trái), thôn Phìn Tỷ B đã có 3 con bò để chăn nuôi.
Từ chương trình hỗ trợ sinh kế, hiện gia đình anh Và Mí Sử (trái), thôn Phìn Tỷ B đã có 3 con bò để chăn nuôi.

Là hộ có 9 khẩu, thuộc hộ nghèo, đặc biệt khó khăn ở địa phương, tư liệu sản xuất chính của gia đình anh Và Mí Sử, thôn Phìn Tỷ B là 5.280 m2 đất trồng ngô, 2.000 m2 đất trồng cỏ và 1 con bò để phục vụ sản xuất (cày, bừa). Anh Sử cho biết: Gia đình rất muốn mua thêm gia súc để chăn nuôi nhưng do điều kiện khó khăn nên những năm qua chỉ có 1 con bò được bố mẹ cho để làm sức kéo. Vì thế, khi được huyện, xã đưa vào danh sách những hộ được hỗ trợ bò sinh sản theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, vợ chồng tôi rất vui. Sau 1 năm được hỗ trợ, bò cái đã sinh sản thêm 1 bê con khỏe mạnh. Đây là tiền đề giúp gia đình tiếp tục phát triển chăn nuôi, hy vọng đàn bò sẽ ngày càng phát triển, là động lực để thoát nghèo sau này.

Thôn Phìn Tỷ B có 74 hộ; trong đó có 42 hộ nghèo, 15 cận nghèo, 17 hộ không nghèo. Từ năm 2022 đến nay, bằng nguồn vốn Chương trình giảm nghèo bền vững, 39 hộ nghèo và cận nghèo được hỗ trợ bò và lợn giống để phát triển kinh tế (24 hộ được hỗ trợ bò, 15 hộ hỗ trợ lợn). Trưởng thôn Hạng Mí Di vui mừng chia sẻ: Được hỗ trợ con giống, các hộ phát triển kinh tế tốt hơn. Không còn chỉ dựa vào trồng trọt, bà con đã chuyển hướng dần sang chăn nuôi là kinh tế chính. Đến nay, có 6 hộ được hỗ trợ bò đã sinh sản được 1 bê con; hầu hết các hộ được hỗ trợ lợn giống đã đẻ được ít nhất 1 lứa. Các hộ đã có nguồn thu từ bán con giống.

Đàn lợn của gia đình anh Chương Văn Đầy (trái), thôn Nậm Chộm đã tăng lên trên 20 con từ chương trình hỗ trợ sinh kế.
Đàn lợn của gia đình anh Chương Văn Đầy (trái), thôn Nậm Chộm đã tăng lên trên 20 con từ chương trình hỗ trợ sinh kế.

Nậm Chộm là thôn vùng cao, 100% đồng bào dân tộc Dao của xã Du Tiến. Năm 2022, thôn có 20 hộ được hỗ trợ nuôi lợn sinh sản theo Chương trình hỗ trợ sinh kế từ nguồn vốn 3 chương trình mục tiêu quốc gia; định mức 3 con (7,5 triệu đồng)/hộ, thời gian hỗ trợ 24 tháng. Gia đình anh Chương Văn Đầy là một trong những hộ cận nghèo của thôn được hỗ trợ lợn giống. Sau gần 1 năm chăm sóc đàn lợn, gia đình anh Đầy đã mở rộng quy mô thành 3 lợn nái sinh sản và gần 20 con lợn thịt. Anh Đầy vui mừng: Cả 3 con lợn của gia đình đều đã đẻ. Gia đình bán bớt lợn giống cho các hộ khác trong thôn, còn lại để nuôi vỗ béo bán lợn thương phẩm. Đàn lợn đang phát triển tốt, hy vọng từ nay đến cuối năm không bị dịch bệnh gia đình sẽ có một khoản thu lớn.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và Phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong 2 năm (2022 và 2023) xã Du Tiến được hỗ trợ 11 dự án sinh kế. Trong đó, 7 dự án hỗ trợ bò với 272 hộ (1 con/hộ); 2 dự án hỗ trợ lợn (14 hộ nuôi thương phẩm (112 con) và 52 hộ nuôi sinh sản (156 con); 1 dự án hỗ trợ trồng lạc (17 hộ/3ha), 1 dự án hỗ trợ trồng mận (25 hộ/10ha). Tổng kinh phí hỗ trợ gần 5,4 tỷ đồng.

Chủ tịch UBND xã Du Tiến Hoàng Văn Mấm cho biết: Là địa phương đặc biệt khó khăn của huyện, cách trung tâm huyện lỵ hơn 60 km, tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 60%. Các mô hình hỗ trợ sinh kế triển khai trên địa bàn xã đã bao phủ 100% các thôn. Nguốn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia đang cho thấy hiệu quả tích cực, tạo thêm sinh kế, là nguồn lực lớn giúp người dân phát triển kinh tế, tăng thu nhập, vươn lên trong cuộc sống và từng bước thoát nghèo bền vững.

Bài, ảnh: Duy Tuấn


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Phát huy tinh hoa sản phẩm lanh OCOP
BHG - Vải lanh của dân tộc Mông ở huyện Quản Bạ trong những năm gần đây đã trở thành một trong những sản phẩm OCOP được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Bởi sự độc đáo, mỗi sản phẩm đều có những đường nét hoa văn riêng biệt, không hề trùng lặp, được làm thủ công bằng đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ Mông.
23/10/2023
Sản lượng chè búp tươi của huyện Bắc Quang năm 2023 đạt hơn 14 nghìn tấn
BHG - Bắc Quang là một trong những huyện của tỉnh có diện tích chè lớn. Năm 2023, diện tích chè toàn huyện đạt gần 5.100 ha, trong đó duy trì diện tích chè đang cho thu hoạch là 4.776 ha với sản lượng đạt khoảng 14.300 tấn.
23/10/2023
Phụ nữ Pà Thẻn làm kinh tế từ văn hoá truyền thống
BHG - Trên địa bàn xã Tân Bắc, huyện Quang Bình có một hợp tác xã (HTX) nhỏ, nằm khuất sau tiệm thuốc tây nhưng lại thu hút rất nhiều sự quan tâm của du khách đến tham quan cũng như khách mua hàng bởi các sản phẩm thủ công với màu đỏ đặc trưng của văn hoá dân tộc. Đó là HTX Thổ cẩm Pà Thẻn Tân Bắc.
23/10/2023
Bắc Mê quyết tâm bảo vệ “lá phổi xanh”
BHG - Hiện nay, huyện Bắc Mê có tổng diện tích rừng gần 53.700 ha. Trong đó, rừng đặc dụng trên 10.730 ha; rừng phòng hộ trên 17.520 ha; rừng sản xuất gần 25.500 ha; tỷ lệ che phủ rừng đạt gần 63%. Rừng được coi là “lá phổi xanh” không chỉ giúp điều hòa khí hậu mà còn giúp nâng cao thu nhập cho người dân. Vì vậy, huyện Bắc Mê triển khai nhiều cách làm thiết thực phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, quyết tâm giữ gìn, phát triển, bảo vệ màu xanh cho rừng.
23/10/2023