Phát triển kinh tế từ mô hình “Dân vận khéo”

14:59, 22/10/2023

BHG - Kết hợp các mô hình “Dân vận khéo” để phát triển kinh tế, là chìa khoá giảm nghèo mà cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh luôn quan tâm, thực hiện bằng nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả. Đặc biệt, việc nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo” đã tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong thi đua thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương.

Năm 2019, thông qua công tác tuyên truyền, vận động của xã, chị Cao Hồng Thủy, thôn Đông Tinh, xã Quyết Tiến (Quản Bạ) trồng gần 1 ha cây Bí xanh. Sau thời gian chăm sóc, vườn bí của nhà chị Thủy cho thu về 600 – 700 tạ mỗi vụ. Với giá bán trung bình từ 10 – 15 nghìn đồng/kg, hết vụ bí đầu tiên gia đình chị Thủy đã thu lại được số vốn ban đầu và sang vụ quả năm sau bắt đầu có lãi. Trên tinh thần không cho đất nghỉ, hết vụ bí, nhà chị Thủy tiếp tục cải tạo đất, trồng thêm vụ ngô và Cà chua. Nhờ tích cực sản xuất và áp dụng khoa học kỹ thuật, kinh tế của gia đình chị Thủy đã cải thiện đáng kể. Đồng thời, tư duy trong sản xuất nông nghiệp của gia đình đã có sự thay đổi. Chị Thủy chia sẻ: “Nhờ xã tuyên truyền, vận động, hướng dẫn về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giới thiệu các loại cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng khí hậu địa phương. Gia đình tôi đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng rau, quả các loại, cho thu nhập khá. Mỗi năm từ mô hình tổng hợp cho thu nhập khoảng trên 100 triệu đồng, góp phần cải thiện kinh tế gia đình”.

Vườn Bí xanh của gia đình chị Cao Hồng Thủy, thôn Đông Tinh, xã Quyết Tiến (Quản Bạ).
Vườn Bí xanh của gia đình chị Cao Hồng Thủy, thôn Đông Tinh, xã Quyết Tiến (Quản Bạ).

Phó Chủ tịch UBND xã Quyết Tiến, Nguyễn Văn Tuân cho biết: Để các nguồn vốn có thể phát huy hiệu quả, cấp ủy, chính quyền xã đã xác định việc đầu tiên cần làm là định hướng cho bà con hiểu được mục đích, ý nghĩa của các chính sách hỗ trợ của nhà nước. Tiếp đó là tư vấn, động viên, khơi dậy tinh thần lao động, sáng tạo của nhân dân trong sản xuất, kinh doanh. Từ dân vận khéo đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình trong lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững, tiêu biểu như mô hình trồng rau xanh, Dưa chuột, Bí xanh, Cà chua, nuôi lợn, nuôi ong… tạo sức lan tỏa trong cộng đồng, khuyến khích các hộ khác học tập và làm theo.

Hiện nay, toàn tỉnh đang triển khai thực hiện 1.890 mô hình “Dân vận khéo”, trong đó có 1.117 mô hình phát triển kinh tế; 386 mô hình về lĩnh vực văn hóa, xã hội; 284 mô hình về quốc phòng - an ninh; 103 mô hình xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Thông qua đây, đã góp phần tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, tạo sự đồng thuận trong nhân dân, chung tay thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển KT-XH. Với phương châm “thiết thực, cụ thể, sâu sát, toàn diện”, từ đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh đã đăng ký, triển khai thực hiện hàng trăm mô hình “Dân vận khéo” trên lĩnh vực phát triển kinh tế. Trong đó chủ yếu tập trung vận động nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật, liên kết, trao đổi, hỗ trợ kỹ thuật, vốn, kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Từ các mô hình làm chuyển biến nhận thức, thay đổi tư duy và cách làm của người dân, mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

Những kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển KT-XH là minh chứng khẳng định lời dạy của Bác “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Việc chú trọng xây dựng, nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo” về phát triển kinh tế trong thời gian tới sẽ tạo động lực mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh, nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Bài, ảnh: LÊ HẢI


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Bắc Mê phát huy lợi thế nuôi thủy sản
BHG - Tháng 10 về, trên địa bàn huyện Bắc Mê người dân không chỉ tất bật thu hoạch những bông lúa trĩu vàng của vụ Mùa mà còn tranh thủ thời gian rảnh để tu sửa thuyền, lưới đánh cá, tôm… Từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau là mùa nước dâng trên thủy điện Bắc Mê và Na Hang (Tuyên Quang) kéo theo đó là mùa đánh bắt tôm, cá của người dân dọc bờ sông Gâm.
22/10/2023
Đán Khao phát huy giá trị vùng chè cổ thụ
BHG - Nằm cách trung tâm xã Thượng Sơn (Vị Xuyên) 17 km, thôn Đán Khao là nơi sinh sống của người Dao, Mông và  Cờ Lao. Đán Khao giáp xã Túng Sán của huyện Hoàng Su Phì nép mình một góc dãy núi Tây Côn Lĩnh, nơi đây từ lâu được biết đến với những búp chè Shan tuyết thơm hương vị núi rừng.
22/10/2023
Ngành Nông nghiệp “tăng tốc” nửa cuối nhiệm kỳ
BHG - Thực hiện đột phá về phát triển nông nghiệp đặc trưng hàng hóa chất lượng cao theo chuỗi giá trị, trong nửa đầu của nhiệm kỳ 2020 - 2025, ngành Nông nghiệp của tỉnh đã đạt được những kết quả ấn tượng.
19/10/2023
Nỗ lực huy động nguồn lực xã hội cho công tác bảo vệ và phát triển rừng
BHG - Ngày 14.11.2012, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2462/QĐ-UBND thành lập và ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ phát triển rừng (BVPTR) tỉnh Hà Giang, Quỹ chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4.2013. Qua 10 năm hoạt động của Quỹ và thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), góp phần không nhỏ huy động các nguồn lực xã hội để bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh, cải thiện đời sống nhân dân, khuyến khích bà con gắn bó với rừng.
19/10/2023