"Kim chỉ nam" cho phát triển hàng Việt

19:33, 26/05/2021

BHG - Trải qua hơn 10 năm triển khai thực hiện, đến nay Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã tạo được sức lan tỏa mạnh mẽ đến tận các thôn, bản vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh. Với nhiều kết quả quan trọng đạt được, Cuộc vận động đã trở thành “kim chỉ nam” trong phát triển thị trường hàng hóa trên cả nước nói chung và địa bàn tỉnh Hà Giang nói riêng, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển bền vững, đồng thời xây dựng và hình thành nét đẹp văn hóa tiêu dùng của người Việt.

Người tiêu dùng tham quan, mua sắm các sản phẩm đặc sản của Hà Giang được trưng bày, quảng bá tại Ngày hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020.
Người tiêu dùng tham quan, mua sắm các sản phẩm đặc sản của Hà Giang được trưng bày, quảng bá tại Ngày hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020.

Bám sát các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của T.Ư, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo các ngành, địa phương triển khai các giải pháp thực hiện cuộc vận động, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, khuyến khích nhân dân tham gia hưởng ứng. Với nhiều hình thức phong phú, thiết thực như: Thông qua các buổi sinh hoạt ở khu dân cư, treo panô, khẩu hiệu tuyên truyền; tổ chức các hoạt động đưa hàng Việt về nông thôn, chợ truyền thống, chương trình quảng bá những sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu Việt; cảnh báo, xử lý những hành vi gian lận thương mại nhằm bảo vệ người tiêu dùng… Qua đó, góp phần tạo chuyển biến tích cực và hình thành thói quen sử dụng hàng Việt trong tiêu dùng của các tầng lớp nhân dân.

Với sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành, tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh đã được triển khai rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, khu vực miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa, khích lệ tinh thần vươn lên, cạnh tranh lành mạnh của doanh nghiệp và khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc của người tiêu dùng tham gia hưởng ứng Cuộc vận động. 

Các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội như: Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân đã tích cực vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên ưu tiên mua hàng do Việt Nam sản xuất và sản phẩm do doanh nghiệp, hợp tác xã, hội viên trên địa bàn sản xuất. Các sở, ngành cũng tích cực tham mưu cơ chế, hỗ trợ chính sách cho các doanh nghiệp, góp phần thực hiện Cuộc vận động. Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động khuyến công và xúc tiến thương mại, thông qua các hoạt động như: Hỗ trợ trang thiết bị, tổ chức cho doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm, hội nghị kết nối cung - cầu, mở các lớp đào tạo, tập huấn nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh sản phẩm đặc trưng của tỉnh và ứng dụng tem điện tử truy xuất nguồn gốc sản phẩm…

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Cuộc vận động tỉnh, trong 10 năm từ 2009 - 2019, toàn tỉnh đã hỗ trợ xây dựng 13 điểm bán hàng Việt, nông sản cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh với tổng kinh phí 850 triệu đồng. Tổ chức được 75 phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi. Quảng bá, trưng bày sản phẩm tại 17 hội chợ, hội nghị, sự kiện văn hóa, chính trị lớn của tỉnh. Bên cạnh đó, tỉnh cũng luôn quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp trong đổi mới kỹ thuật, thiết bị, công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hóa có chất lượng để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thị trường. Đến nay, toàn tỉnh có 7 chỉ dẫn địa lý, 7 nhãn hiệu chứng nhận, trên 10 nhãn hiệu tập thể và hơn 100 nhãn hiệu độc quyền, dẫn đầu cả nước về số lượng sản phẩm được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Trong đó có 2 sản phẩm là: Cam Sành Hà Giang và Mật ong Bạc Hà đã có tem truy xuất nguồn gốc, giúp các hộ sản xuất tăng lợi nhuận và thúc đẩy phát triển kinh tế. Một số sản phẩm đặc sản của Hà Giang cũng đã xuất hiện trên chuỗi siêu thị trong cả nước, góp phần nâng cao sức mua, kích cầu tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất, làm thay đổi “bức tranh” thương mại và cải thiện đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Đồng chí Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh cho biết: Hơn 10 năm qua, Cuộc vận động đã được triển khai rộng khắp, giúp thay đổi nhận thức và hành vi tiêu dùng của người dân trong việc ưu tiên dùng hàng Việt. Để triển khai Cuộc vận động hiệu quả hơn nữa, ngày 6.5.2021, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động đã ban hành Kế hoạch số 05 đề nghị các cấp, ngành tích cực triển khai Cuộc vận động một cách thường xuyên, trọng tâm, trọng điểm; đổi mới, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân. Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn xây dựng thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, đưa hàng hóa đến với người tiêu dùng. Nhân rộng các điểm bán hàng với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”, tổ chức tốt các phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi. Đồng thời, thực hiện Cuộc vận động gắn với việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước, các giá trị truyền thống của dân tộc nhằm khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước của các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng thực hiện Cuộc vận động, xây dựng nét đẹp văn hóa tiêu dùng của người Việt trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Bài, ảnh: NGUYỄN PHƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tạo sinh kế bền vững cho người nghèo từ "Ngân hàng bò" ở Quang Bình
BHG - Những năm qua, hoạt động trợ giúp sinh kế cho người nghèo thông qua Chương trình "Ngân hàng bò" của T.Ư Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) Việt Nam hỗ trợ tại huyện Quang Bình đã và đang phát huy hiệu quả thiết thực. Sau hơn 7 năm thực hiện, Chương trình đã giúp nhiều hộ dân vươn lên phát triển kinh tế theo hướng bền vững, ổn định cuộc sống, góp phần giảm nghèo ở địa phương. 
 
26/05/2021
Nông dân Quang Bình rộn ràng vào mùa gặt

BHG - Những ngày này, nông dân trên địa bàn huyện Quang Bình đang bước vào thu hoạch lúa Xuân năm 2021. Theo nhận định, vụ Xuân năm nay lúa được mùa, năng suất đạt cao hơn các năm trước. Vụ Xuân năm nay, thời tiết tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, ít sâu bệnh gây hại nên không gây ảnh hưởng nhiều đến năng suất, sản lượng lúa. Tổng diện tích gieo cấy lúa toàn huyện đạt trên 1.885 ha...

26/05/2021
Bắc Mê phấn đấu hoàn thành kế hoạch trồng rừng

BHG - Để công tác trồng rừng năm 2021 đảm bảo về diện tích, chất lượng, hiện nay, các địa phương trên địa bàn huyện Bắc Mê tích cực chuẩn bị diện tích đất trồng, cây giống, phân bón... phấn đấu hoàn thành kế hoạch tỉnh giao.

26/05/2021
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh

BHG - Là ngân hàng giữ vai trò chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn và có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế của tỉnh, hiện nay, tại Agribank Hà Giang, nguồn vốn tín dụng chính sách đã và đang phát huy hiệu quả thiết thực, giúp các huyện trong tỉnh thực hiện tốt nhiệm vụ kinh tế - xã hội. Với 11 chi nhánh loại II và 9 phòng giao dịch hoạt động trên địa bàn 10 huyện, xã, tính đến 30.4.2021, tổng nguồn vốn của Agribank Hà Giang đạt trên 5 nghìn tỷ đồng, chiếm 37,3% tổng nguồn vốn của ngành Ngân hàng trên địa bàn; tổng dư nợ đạt trên 6 nghìn tỷ đồng, chiếm 26% tổng dư nợ của ngành Ngân hàng hàng trên địa bàn.

25/05/2021