Khởi nghiệp từ 2 triệu đồng tiền vay

17:09, 27/06/2011

HGĐT- Ngôi nhà chắc chắn nằm ở trung tâm chợ Nà Chì (Xín Mần), một vị trí đắc địa trung tâm cụm xã phía nam của huyện. Một ngườì đàn ông luống tuổi hồ hởi: Phải mất gần 10 năm phấn đấu, vợ chồng em mới xây dựng được như hôm nay.


Còn Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Xín Mần Dương Văn Toán thì cho biết: ấn tượng nhất trong các đối tượng vay là anhHoàng Minh Quán, thôn Nậm Phang, xã Khuôn Lùng. Khi xưa còn nghèo, được NHCSXH huyện cho vay có 2 triệu đồng để làm ăn theo hình thức bảo lãnh vốn qua xã. Từ 2 triệu đồng vốn vay, vợ chồng anh Quán đã đầu tư chăn nuôi lợn, nhờ sự chịu thương chịu khó, vừa làm vừa học, vừa chăn nuôi, vừa trồng cấy. Qua mùa vụ thu hoạch lúa và lợn, gia đình anh Quán lại vay, rồi lại trả vốn vay cho Ngân hàng... Năm tháng làm ăn, tích cóp, đồng vốn tích luỹ ngày một lớn dần lên, anh Quán và gia đình duy trì chăn nuôi, mở rộng ngành nghề làm chè, buôn bán... dần rà anh Quán mua được máy sao, máy sấy, máy vò chè thay thế dần lao động thủ công, tiết kiệm nguyênliệu đầu vào, tăng giá trị sản phẩm làm ra được thị trường ưa chuộng tiêu dùng. Từ nghèokhó,làmănnhỏ lẻđến mở rộng sản xuất, thuê nhân công làm chè là cả quá trình anh Quán học hỏi vươn lên. Vào đúng vụ thu hái chè cơ sở sản xuất của gia đình anh luôn có từ 5 -7 lao động làm việc. Còn trong chuồng anh luôn duy trì chăn nuôi, mỗi năm xuất chuồng từ 2-3 lứa lợn thương phẩm. Kinh nghiệm làm ăn của anh Quán là bám sát thị trường, đầu tư chăn nuôi cần nhất là giống tốt, phòng dịch tốt. Trong chế biến chè hãy làm cho sản phẩm có chất lượng, có uy tín với người tiêu dùng thì nhất định sẽ thành công. Đối với người lao động, cần động viên kịp thời để khuyến khích để họ họ gắn bó và làm việc hết mình với cơ sở, đấy là bí quyết vay vốn làm ăn.

Điểm lại giá trị tài sản anh Quán hiện nay cho thấy, ngoài đất, nhà ở mặt phố, xưởng chế biến chè cho 5-7 lao động, anh còn mua sắm được xe ô tô làm phương tiện làm ăn, anh Quán đã biết đi lên từ đồng vốn vay từNHCSXH huyện Xín Mần. Giá trị lớn hơn đồng vốn vay chính là chỗ dựa cho những người nghèo để cùng nhau vượt qua nghèo vươn lên.


NGUYỄN HÙNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Người trưởng ban công tác mặt trận tận tụy
HGĐT- Đó là Chị Thèn Thị Bích Phương, 34 tuổi dân tộc La Chí, Trưởng ban Mặt trận, kiêm Hội chữ thập đỏ ở thôn Khuổi Thè, xã Bằng Lang, huyện Quang Bình.
30/05/2011
Đảng viên trẻ người Dao năng động
HGĐT- Với dáng vóc nhỏ bé, trên nét mặt không dấu nổi sự lam lũ của một chàng trai người Dao, bằng tinh thần vượt khó và sáng tạo của mình, Triệu Tà Vủi - một Đảng viên trẻ, Bí thư Chi đoàn thôn - nổi lên không chỉ là tấm gương làm kinh tế giỏi mà còn là một cán bộ Đoàn đầy nhiệt huyết và năng động.
30/03/2011
Công an Xín Mần làm theo lời Bác
HGĐT- Đầu năm 2011 tôi về Xín Mần trong không gian mùa Xuân miền Tây ấm áp. Tết yên vui, no ấm và bình yên là nhận xét đánh giá của đồng bào trong mùa lễ hội đầu tiên trong năm mới. Chị Giàng Thị Xay, vợ của anh Sùng Nù Sấn, Trưởng Công an thị trấn Cốc Pài cho biết: Tết đến, Xuân về nhà nhà tụ hội đông vui còn chồng chị thì bám riết đêm ngày cùng lực lượng an ninh để cho Tết
28/03/2011
Chuyện của ...Tứ nông dân
HGĐT- Sinh ra và lớn lên ở vùng quê thuần nông nơi đất Tổ Vua Hùng, cũng như bao thanh niên cùng trang cùng lứa, Nguyễn Đình Tứ xung phong lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; đó là vào năm 1993 khi ấy Tứ vừa tròn 20 tuổi.
28/03/2011