Người trưởng ban công tác mặt trận tận tụy

16:53, 30/05/2011

HGĐT- Đó là Chị Thèn Thị Bích Phương, 34 tuổi dân tộc La Chí, Trưởng ban Mặt trận, kiêm Hội chữ thập đỏ ở thôn Khuổi Thè, xã Bằng Lang, huyện Quang Bình.


Năm 2003, Chị cùng gia đình chuyển từ huyện Hoàng Su Phì về xóm Khun Dạ, thôn Hạ Lập, Bằng Lang sinh cơ lập nghiệp. Tài sản khi đó hầu như không có gì ngoài 1 căn nhà tạm, 1 ha vườn rừng. Trong khi đó mẹ chồng già yếu, chồng bị liệt một chân, 3 đứa con còn nhỏ dại, cuộc sống vô cùng khó khăn, cả nhà chỉ chông chờ vào mấy trăm nghìn tiền trợ cấp của mẹ chồng. Nhìn đàn con nheo nhóc, mẹ già ốm đau mà vẫn chịu cảnh bữa đói bữa no, Chị không cam lòng và quyết tâm tìm cách thoát nghèo. Nhận thấy nơi đây diện tích đất hoang hóa còn nhiều, Chị đã một mình khai phá đất bỏ hoang trồng thêm Sắn, Ngô, Lạc, Đậu tương...tạo thêm nguồn thu nhập cho gia đình. Để có vốn làm ăn, năm 2009 chị đã phải bán mảnh đất tại Thị trấn Vinh Quang, huyện Hoàng Su Phì được 74 triệu, số tiền đó ngoài trả nợ cho chồng, nuôi con ăn học, chị đã mua được 1 con lợn nái về nuôi. Chị trồng ngô nấu rượu bán và lấy bỗng nuôi lợn. Nhờ chịu thương chịu khó, trồng ngô, nấu rượu, nuôi lợn mỗi năm gia đình Chị cũng thu được từ 25 – 30 triệu đồng/ năm. Có thu nhập ổn định, gia đình chị đã làm được 1 ngôi nhà gỗ khang trang, các con của chị đều được đến trường, hiện nay con lớn của chị đang học lớp 10. Đó là niềm tự hào, là động lực giúp chị vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.


Năm 2005, Chị được cấp ủy Đảng và nhân dân tín nhiệm bầu làm Trưởng ban Mặt trận kiêm Hội Chữ thập đỏ thôn Khuổi Thè. Không phụ sự tin tưởng của Bà con, không ngại khó, ngại khổ, chị luôn sắp xếp thời gian hợp lý giữa việc nhà và công tác xã hội. Ngày đầu nhận công tác, khó khăn lớn nhất đối với Chị là ngôn ngữ bất đồng, việc tuyên truyền vận động nhân dân gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt thôn Khuổi Thè có tới 90% dân tộc Mông, người dân nơi đây đa số không biết nghe tiếng phổ thông, trình độ dân trí thấp, canh tác còn lạc hậu. Là cán bộ Mặt trận, chị luôn tự nhủ phải cố gắng tuyên truyền về những chính sách của Đảng, Nhà nước tới người dân. Giúp họ thay đổi cách nghĩ trong cuộc sống, cách làm trong phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo. Với sự quyết tâm đó, Chị đã tích cực đi cơ sở, tiếp xúc nhiều với bà con, tự học tiếng của bà con để tạo sự gần gũi thân thiết và hiểu những tâm tư nguyện vọng của họ. Qua đó vận động bà con trong thôn đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, vận động trẻ em trong độ tuổi đến trường, bằng chính ngôn ngữ của họ. Đi đến đâu chị cũng được nhân dân tin yêu, mến phục.


Qua 6 năm công tác người Trưởng ban công tác Mặt trận kiêm Hội chữ thập đỏ, đã nói thành thạo 6 thứ tiếng dân tộc (Kinh, Tày, Nùng, Mông, Dao, La chí), đồng bào các dân tộc nơi đây luôn coi chị như người thân trong gia đình, có việc nào chưa thông, có điều gì chưa hiểu họ đều tìm đến để hỏi và nghe chị giải đáp. Nhờ vậy, chị luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ của cấp trên giao. Chị thật sự là người Cán bộ Trưởng ban Mặt trận tận tụy với công việc, với nhân dân.


HOÀNG THỊ TẤM (Cán bộ UBND xã Bằng Lang, huyện Quang Bình)

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đảng viên trẻ người Dao năng động
HGĐT- Với dáng vóc nhỏ bé, trên nét mặt không dấu nổi sự lam lũ của một chàng trai người Dao, bằng tinh thần vượt khó và sáng tạo của mình, Triệu Tà Vủi - một Đảng viên trẻ, Bí thư Chi đoàn thôn - nổi lên không chỉ là tấm gương làm kinh tế giỏi mà còn là một cán bộ Đoàn đầy nhiệt huyết và năng động.
30/03/2011
Công an Xín Mần làm theo lời Bác
HGĐT- Đầu năm 2011 tôi về Xín Mần trong không gian mùa Xuân miền Tây ấm áp. Tết yên vui, no ấm và bình yên là nhận xét đánh giá của đồng bào trong mùa lễ hội đầu tiên trong năm mới. Chị Giàng Thị Xay, vợ của anh Sùng Nù Sấn, Trưởng Công an thị trấn Cốc Pài cho biết: Tết đến, Xuân về nhà nhà tụ hội đông vui còn chồng chị thì bám riết đêm ngày cùng lực lượng an ninh để cho Tết
28/03/2011
Chuyện của ...Tứ nông dân
HGĐT- Sinh ra và lớn lên ở vùng quê thuần nông nơi đất Tổ Vua Hùng, cũng như bao thanh niên cùng trang cùng lứa, Nguyễn Đình Tứ xung phong lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; đó là vào năm 1993 khi ấy Tứ vừa tròn 20 tuổi.
28/03/2011
Gặp Cựu chiến binh Tráng Văn Hảo
HGĐT- Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, tháng 9.2004, chàng trai Tráng Văn Hảo, sinh năm 1978, dân tộc Pu Péo xuất ngũ trở về Xóm Mới B, thị trấn Phố Bảng (Đồng Văn) mảnh đất đã sinh ra và nuôi dưỡng anh trưởng thành.
27/04/2011