Mèo Vạc tích cực chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

07:12, 06/11/2014

HGĐT- Những năm qua, bên cạnh các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, huyện Mèo Vạc đã huy động mọi nguồn lực, chú trọng chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.



Lãnh đạo Phòng Dân tộc huyện kiểm tra hiệu quả chính sách hỗ trợ cây, con giống tại một hộ dân xóm Chúng Pả A (thị trấn Mèo Vạc).


Hiện nay huyện Mèo Vạc có 17 dân tộc cùng sinh sống với trên 14.600 hộ, 77 nghìn nhân khẩu, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 96,39%. Trong những năm qua, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc luôn được Đảng bộ và chính quyền các cấp của huyện xác định là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa chính trị to lớn trong việc phát triển KT-XH, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Nhờ chủ động đẩy mạnh chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều mô hình làm kinh tế điển hình góp phần vào công cuộc giảm nghèo bền vững. Bên cạnh đó, thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ nghèo, huyện đã tích cực quan tâm chăm lo đến đời sống mọi mặt của đồng bào như: Xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng hộ khá, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào các dân tộc. Đồng thời, đẩy mạnh hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi với tổng kinh phí hỗ trợ từ năm 2009 đến nay là gần 10 tỷ đồng, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện xuống còn 45,53% năm 2013, thu nhập bình quân đầu người của huyện tăng từ 5,52 triệu đồng năm 2010 lên 11,25 triệu đồng năm 2014.


Đến thăm gia đình anh Hầu Mí Cho, xóm Chúng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, anh cho biết: Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cấp ủy, chính quyền địa phương nên gia đình tôi đã được thụ hưởng đầy đủ các chính sách dân tộc thiểu số. Nhờ vậy, gia đình đã chủ động trong chăn nuôi, mạnh dạn hơn trong việc phát triển kinh tế gia đình.


Ngoài ra, huyện Mèo Vạc luôn quan tâm phát triển toàn diện hệ thống chính trị gắn liền với phát triển KT-XH trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Tập trung giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của từng dân tộc. Trong thời gian tới, để tiếp tục thực hiện chăm lo đời sống đồng bào dân tộc, huyện Mèo Vạc sẽ chú trọng công tác sắp xếp, ổn định dân cư, định canh định cư. Tích cực giải quyết những khó khăn về nhà ở, nước sinh hoạt. Đẩy mạnh việc xây dựng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số tại cơ sở có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.


Trao đổi với chúng tôi, ông Đỗ Hiếu Nghĩa, Trưởng phòng Dân tộc huyện cho biết: Xác định công tác dân tộc và thực hiện các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài. Vì vậy, huyện đã ưu tiên đầu tư phát triển sản xuất; chăn nuôi, chú trọng công tác xóa đói, giảm nghèo, từng bước nâng cao mức sống của đồng bào các dân tộc trong huyện. Cùng với đó là tuyên truyền nhận thức cho đồng bào dân tộc lưu giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, đồng thời đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trong cộng đồng các dân tộc trên địa bàn huyện...


Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, nhân dân các dân tộc trong huyện đã nêu cao tinh thần tự lực tự cường. Đến nay, kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có nhiều chuyển biến tích cực: Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, công tác tái định canh, định cư gắn liền với tổ chức sản xuất bền vững cơ bản được giải quyết ổn định. Phong trào sản xuất giỏi ngày càng nhân rộng, công tác triển khai các chính sách hỗ trợ được thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ, xuất phát từ nhu cầu của người dân; công tác phối hợp, lồng ghép các nguồn lực trên một địa bàn được triển khai đồng bộ đã góp phần làm tăng thu nhập và giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống một cách đáng kể.


Với những nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền nhằm nâng cao đời sống, vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn, huyện đã động viên đồng bào ngày càng phấn khởi, chung sức, chung lòng cùng các tầng lớp nhân dân xây dựng quê hương, bảo vệ Tổ quốc. Sự nỗ lực ấy cần được tiếp tục duy trì thường xuyên, hiệu quả và thiết thực hơn nữa nhằm góp phần làm cho cuộc sống của đồng bào dân tộc ngày càng ấm no, hạnh phúc.


Văn Quân

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Trao học bổng “PVEP – Người tìm lửa” cho sinh viên các trường đại học khu vực phía Bắc
Chiều 30/10, Quỹ hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã tổ chức Lễ trao học bổng “PVEP – Người đi tìm lửa” lần thứ nhất năm 2014 khu vực phía Bắc.
31/10/2014
Thành phố Hà Giang chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số
HGĐT- Trong những năm qua, 8 lời căn dặn của Bác Hồ khi Người lên thăm Hà Giang năm 1961 luôn được thành phố Hà Giang đặc biệt quan tâm; các chủ trương, chính sách, phúc lợi xã hội của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc thiểu số được triển khai kịp thời, từ đó đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của đồng bào ngày càng được nâng cao, vai trò của người dân tộc thiểu
30/10/2014
Người nghèo chung tay thoát nghèo từ Dự án “Chăn nuôi trâu, bò sinh sản luân chuyển”
HGĐT- Dự án giảm nghèo bằng phát triển “Chăn nuôi trâu, bò sinh sản luân chuyển” của Hội Nông dân tỉnh đã và đang được nhân rộng. Với nguồn vốn hỗ trợ dành cho các đối tượng, tập trung vào hộ nghèo, dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK), tạo nên bước tiến mới trong công cuộc xóa đói giảm nghèo (XĐGN) mang tính bền vững cho các hội viên nông dân.
29/10/2014
13 năm hạ sơn, người dân Khuổi Niềng còn nhiều trăn trở
HGĐT- Năm 2001, 21 hộ dân, 100% là người dân tộc Dao, xã Kim Thạch (thị xã Hà Giang cũ) sống tách biệt trên những dãy núi cao theo sự vận động của Nhà nước hạ sơn về thôn Khuổi Niềng, xã Kim Linh (Vị Xuyên). Sau khi xuống núi, được tiếp cận đầy đủ với các dịch vụ y tế, giáo dục và đời sống văn hóa tiến bộ, những hủ tục dần được xóa bỏ, cuộc sống của người dân ngày một tốt
29/10/2014