Thành phố Hà Giang chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số

07:21, 30/10/2014

HGĐT- Trong những năm qua, 8 lời căn dặn của Bác Hồ khi Người lên thăm Hà Giang năm 1961 luôn được thành phố Hà Giang đặc biệt quan tâm; các chủ trương, chính sách, phúc lợi xã hội của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc thiểu số được triển khai kịp thời, từ đó đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của đồng bào ngày càng được nâng cao, vai trò của người dân tộc thiểu số được khẳng định. Đây là nền tảng sức mạnh để cộng đồng các dân tộc đoàn kết, phát huy thế mạnh cùng nhau xây dựng quê hương Hà Giang ngày càng văn minh, giàu đẹp.



Các đại biểu tìm hiểu trang phục dân tộc bên lề Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Thành phố Hà Giang lần thứ II.


Hiện thành phố có 17 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số có 22.021 người, chiếm 41,40% (dân tộc Tày 14.237 người, chiếm 26,77%; dân tộc Dao 3.402 người, chiếm 6,40%; dân tộc Hoa 1.528 người, chiếm 2,87%...);22 thôn, bản có từ 90 đến 100% là đồng bào dân tộc thiểu số. Các dân tộc luôn phát huy truyền thống, văn hóa, lao động sản xuất và giao lưu, tạo nên sự hòa quyện, đan xen, thống nhất trong quá trình phát triển toàn diện kinh tế, xã hội, văn hóa của địa phương. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền thành phố, sự đoàn kết, lao động sản xuất của đồng bào, đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân các dân tộc được cải thiện rõ rệt, các chính sách của Đảng, Nhà nước được triển khai thực hiện có hiệu quả, nhân dân các dân tộc thiểu số tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.


Triển khai Nghị quyết T.Ư 7 (khóa IX) về công tác dân tộc, trong những năm qua thành phố Hà Giang triển khai có hiệu quả các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc thiểu số như: Chương trình 135 giai đoạn II, đã đầu tư hỗ trợ 6 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ sản xuất trên 1 tỷ đồng, đầu tư cơ sở hạ tầng trên 4,2 tỷ đồng, xây dựng 2 công trình điểm trường Mầm non tại thôn Cao Bành, Gia Vài (xã Phương Thiện). Hỗ trợ đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt cho 5 thôn vùng cao của 2 xã Phương Độ và Phương Thiện, kết quả đã đầu tư trên 4,6 tỷ đồng và hỗ trợ 40 hộ xây dựng bể nước phân tán. Giáo dục - đào tạo phát triển cả về chất và lượng, đến nay thành phố có 27/35 trường đạt chuẩn Quốc gia. Sự nghiệp y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân đạt được nhiều kết quả, 100% đồng bào dân tộc thiểu số được cấp thẻ bảo hiểm y tế và được khám, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế... Từ sự đầu tư, hỗ trợ của các chương trình, dự án đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo. Cụ thể năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố là 6,35%, đến nay giảm xuống còn 0,79%; tỷ lệ hộ khá, giàu chiếm 63%; thu nhập bình quân đầu người đạt 27,5 triệu đồng/người/năm, tăng 12,5 triệu đồng so với năm 2010.


Đến thôn Lâm Đồng, xã Phương Thiện, thôn có 90% đồng bào là dân tộc Tày, nhờ sự đầu tư của Nhà nước, sự cần cù lao động của nhân dân nên làm thay đổi toàn diện của một vùng quê đang trên đà về đích trong xây dựng Nông thôn mới. Để có được kết quả như hiện nay, thôn đã vận động nhân dân đóng góp trên 1.000 ngày công, hiến trên 1.000 m2 đất, làm mới được trên 500m đường bê-tông nông thôn, trên 600m2 sân nhà văn hóa; đồng thời duy trì, gìn giữ các sản phẩm văn hóa; các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể thao được hoạt động thường xuyên, hiện thôn đã đạt 18/19 tiêu chí trong xây dựng Nông thôn mới. Đời sống của bà con được nâng lên rõ rệt, thu nhập của bà con trong thôn bình quân đạt 18 triệu đồng/người/năm; thôn có 10 hộ giàu, 126 hộ khá chỉ còn lại 4 hộ nghèo và trong năm 2014 thôn quyết tâm xóa thêm 1 hộ nghèo. Ông Nguyễn Đức Ngôn, dân tộc Tày, một cá nhân tiêu biểu trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong thôn phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao thu nhập cho bà con trong thôn cho biết: Trước đây đời sống của bà con trong thôn Lâm Đồng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm để trồng lúa nước, chăn nuôi gia súc, gia cầm mang tính tự sản, tự tiêu. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước về chính sách dân tộc, bản thân ông luôn là người gương mẫu, đi đầu và vận động bà con trong thôn áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất, chăn nuôi, tạo ra các sản phẩm truyền thống giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, các sản phẩm mang tính sản xuất hàng hóa đem lại thu nhập cao như trồng nấm rơm, nấm sò, trồng rừng... hàng năm cho gia đình ông thu nhập gần 60 triệu đồng.


Thực hiện 8 lời căn dặn của Bác Hồ khi Người lên thăm Hà Giang, trong đó có nội dung về chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số; phát huy những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền thành phố Hà Giang sẽ tiếp tục thực hiện tốt việc lãnh, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc; động viên, khích lệ đồng bào các dân tộc phát huy truyền thống đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển, xây dựng quê hương Hà Giang ngày càng giàu đẹp, văn minh.


NHẬT LINH

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Người nghèo chung tay thoát nghèo từ Dự án “Chăn nuôi trâu, bò sinh sản luân chuyển”
HGĐT- Dự án giảm nghèo bằng phát triển “Chăn nuôi trâu, bò sinh sản luân chuyển” của Hội Nông dân tỉnh đã và đang được nhân rộng. Với nguồn vốn hỗ trợ dành cho các đối tượng, tập trung vào hộ nghèo, dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK), tạo nên bước tiến mới trong công cuộc xóa đói giảm nghèo (XĐGN) mang tính bền vững cho các hội viên nông dân.
29/10/2014
13 năm hạ sơn, người dân Khuổi Niềng còn nhiều trăn trở
HGĐT- Năm 2001, 21 hộ dân, 100% là người dân tộc Dao, xã Kim Thạch (thị xã Hà Giang cũ) sống tách biệt trên những dãy núi cao theo sự vận động của Nhà nước hạ sơn về thôn Khuổi Niềng, xã Kim Linh (Vị Xuyên). Sau khi xuống núi, được tiếp cận đầy đủ với các dịch vụ y tế, giáo dục và đời sống văn hóa tiến bộ, những hủ tục dần được xóa bỏ, cuộc sống của người dân ngày một tốt
29/10/2014
Khởi sắc Vĩ Thượng
HGĐT- Là một xã thuần nông, kinh tế khó nhăn, nhưng với cách làm thiết thực, khoa học, phong trào xây dựng NTM ở xã Vĩ Thượng, huyện Quang Bình đã lan tỏa và ngày càng thu hút nhiều nguồn lực tham gia, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.
29/10/2014
Sủng Trà đánh giá kết quả giúp đỡ các hộ nghèo thoát nghèo năm 2014
HGĐT- Chiều 24.10, Đảng ủy xã Sủng Trà (Mèo Vạc) tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả giúp đỡ các hộ nghèo thoát nghèo năm 2014. Dự hội nghị có các đồng chí: Lê Trọng Lập, Tỉnh ủy viên, Tổng Biên tập Báo Hà Giang (cơ quan đỡ đầu xã Sủng Trà); Vàng Mí Dình, Thường vụ Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện cùng và đại diện cơ quan phụ trách xã của huyện Mèo Vạc; các tổ chức, đoàn
27/10/2014