Xây dựng “huyện điểm văn hóa”, tạo động lực cho Bắc Quang phát triển bền vững

09:59, 19/10/2013

HGĐT- Trên cơ sở Quyết định của Bộ Văn hóa - Thông tin, nay là Bộ VHTT&DL, ngày 4.12.2006, UBND tỉnh đã có Quyết định phê duyệt Đề án xây dựng Bắc Quang trở thành huyện điểm văn hóa (HĐVH), giai đoạn 2006 – 2013. Đề án đề ra mục tiêu cơ bản là: “Xây dựng huyện Bắc Quang phát triển mạnh, bền vững, thực sự là huyện động lực; là trung tâm đầu mối giao thông của tỉnh; là địa bàn có môi trường văn hoá lành mạnh, có nếp sống văn minh; có nền QP - AN vững chắc”.


Xác định xây dựng HĐVH là nhiệm vụ chính trị quan trọng, Đảng bộ huyện Bắc Quang tập trung chỉ đạo, thực hiện và ưu tiên thực hiện các hạng mục theo các tiêu chí HĐVH. Quá trình triển khai từ 2006 đến nay, trong điều kiện KT - XH địa phương còn gặp nhiều khó khăn, nhưng bằng quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện, sự quan tâm, tạo điều kiện của các ngành, các cấp, việc thực hiện Đề án xây dựng HĐVH đạt được nhiều kết quả quan trọng. Trong số 34 chỉ tiêu, mục tiêu cơ bản và 19 danh mục dự án cần đầu tư xây dựng của Đề án HĐVH thuộc lĩnh vực văn hóa – xã hội, ước đến hết năm 2013, có 28/34 chỉ tiêu đạt và vượt; 6/34 chỉ tiêu chưa đạt. Về dự án có 7/19 dự án hoàn thành; 4/19 dự án đang thực hiện tiến độ đạt từ 60 - 90%; 8/19 dự án đang thực hiện hoàn thành dưới 50%...


Theo ước tính, việc thực hiện Đề án xây dựng HĐVH đến hết năm 2013 này sẽ hoàn thành những mục tiêu cơ bản theo Quyết định 2071 ngày 4.5.2006 của Bộ VHTT&DL. Những mục tiêu cơ bản như: Bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số được bảo tồn và phát triển, các hủ tục dần được xóa bỏ; đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa - thông tin từ huyện đến cơ sở được nâng cao cả về số lượng và chất lượng; vai trò các nghệ nhân dân gian từng bước được phát huy; nhiều thiết chế văn hóa được đầu tư xây dựng, nhất là ở cấp xã, thôn cơ bản hoàn thành; số lượng, chất lượng thôn, tổ dân phố, gia đình văn hóa được nâng cao; nhận thức của nhân dân trong việc xây dựng đời sống văn hóa không ngừng nâng lên. Việc thực hiện Đề án HĐVH đã và đang góp phần quan trọng đưa Bắc Quang phát triển toàn diện trên các lĩnh vực KT - XH, AN – QP. Đến nay, đời sống người dân không ngừng được cải thiện, bình quân lương thực đầu người đạt trên 529kg/ người/ năm; tỷ lệ hộ nghèo ước đến hết năm nay giảm còn 4,4%... Đặc biệt, kể từ khi triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện đã gắn với xây dựng HĐVH, làm chuyển biến tích cực bộ mặt nông thôn.


Bên cạnh kết quả đạt được, công tác xây dựng HĐVH vẫn còn những hạn chế. Do xuất phát điểm nền kinh tế của huyện còn khó khăn, trình độ dân trí chưa đồng đều, địa bàn rộng, mô hình xây dựng HĐVH còn khá mới mẻ. Cơ sở hạ tầng, vật chất, phương tiện, nguồn lực thực hiện Đề án còn nhiều hạn chế. Từ đó, dẫn đến những khó khăn trong xây dựng HĐVH. Một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa nhận thức đầy đủ, chưa thực sự quan tâm chỉ đạo các phong trào văn hóa; công tác vận động, tuyên truyền ở một số cơ sở còn yếu. Công tác quy hoạch, xây dựng cơ sở vật chất, các thiết chế văn hoá ở một số địa phương chưa được đồng bộ; một bộ phận đội ngũ cán bộ văn hoá từ huyện đến cơ sở còn yếu về trình độ chuyên môn; kinh phí đầu tư cho hoạt động phong trào còn hạn chế. Một số cơ sở chưa chú trọng kiểm tra, đôn đốc thực hiện các phong trào văn hóa ở thôn bản và công tác xã hội hoá các hoạt động văn hoá. Việc đầu tư kinh phí, nhất là kinh phí xây dựng các thiết chế văn hoá theo Đề án còn chưa đáp ứng...


Qua quá trình triển khai Đề án xây dựng HĐVH ở huyện Bắc Quang, giai đoạn 2006 – 2013, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm là: Cần chú trọng nâng cao hiệu quả lãnh đạo toàn diện của cấp uỷ Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở; phát huy sức mạnh đoàn kết, tinh thần chủ động và sáng tạo của các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng đời sống văn hóa; đẩy mạnh xã hội hoá, huy động tối đa nguồn lực xã hội để thực hiện các mục tiêu xây dựng HĐVH; tăng cường sự đầu tư của Nhà nước trong việc xây dựng các thiết chế văn hóa, nhất là thiết chế văn hóa cấp huyện; coi việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc là tiêu chí quan trọng trong xây dựng HĐVH miền núi.


Thời gian tới, huyện Bắc Quang rất mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, đầu tư của Bộ VHTT&DL, của tỉnh và các ngành, kết hợp với nguồn lực của địa phương để đầu tư hoàn thiện các mục tiêu theo Đề án HĐVH gắn với xây dựng nông thôn mới. Từ đó, tạo ra động lực cho sự phát triển toàn diện, bền vững của Bắc Quang và của tỉnh Hà Giang.

                                      Hoàng Quang Phùng

                      (Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Bắc Quang)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thìa gỗ nhà đám
Truyện ngắn: Chu Thị Minh Huệ
30/09/2013
54 năm Con đường Hạnh phúc (10.09.1959 - 2013)
Lời Tòa soạn: Những năm 50 của thế kỷ XX, có một câu chuyện như­ huyền thoại về mở đ­ường đi đến ấm no hạnh phúc đã hơn 50 năm không phải ai cũng biết đến; điều mà tác giả muốn gửi đến các bạn như­ một thông điệp và lời biết ơn, kính trọng của các thế hệ sau đối với các thế hệ cha, ông đã góp thêm một kỳ tích vào thế kỷ XX - một con đ­ường mang tên Hạnh Phúc
30/09/2013
Tự hào con đường mang tên “Hạnh Phúc”
HGĐT - Có lẽ trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam ta không chỉ được viết lên bởi những chiến công lẫy lừng chấn động địa cầu mà còn được thế giới biết đến, ca ngợi về huyền thoại mở những con đường. Và một trong số đó, chính là con đường mang tên “Hạnh Phúc”.
26/09/2013
Tưởng niệm 713 năm ngày mất Trần Hưng Đạo
Sáng ngày 24- 9 (nhằm ngày 20 tháng Tám, năm Quý Tỵ), tại đền Bảo Lộc, xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, Nam Định, Huyện ủy, UBND huyện Mỹ Lộc và hàng nghìn du khách long trọng tổ chức lễ tưởng niệm 713 năm ngày mất Trần Hưng Đạo.
25/09/2013