Tưởng niệm 713 năm ngày mất Trần Hưng Đạo

08:33, 25/09/2013

Sáng ngày 24- 9 (nhằm ngày 20 tháng Tám, năm Quý Tỵ), tại đền Bảo Lộc, xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, Nam Định, Huyện ủy, UBND huyện Mỹ Lộc và hàng nghìn du khách long trọng tổ chức lễ tưởng niệm 713 năm ngày mất Trần Hưng Đạo.


Đền Bảo Lộc nguyên là đền An Lạc, thuộc làng Bảo Lộc, tổng Hữu Bị, nay là xã Mỹ Phúc (Mỹ Lộc, Nam Định), được xây dựng trên đất “thang mộc” của An Sinh Vương Trần Liễu, thân phụ Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo).

Tương truyền, ấp An Lạc là nơi sinh ra và lớn lên của Trần Hưng Đạo, một con người tài ba, một nhân cách lớn, một thiên tài quân sự đã làm vẻ vang đất nước với ba lần đánh tan quân xâm lược Nguyên Mông. Cuộc đời ông là bản anh hùng ca về tinh thần trung - hiếu - nghĩa - chí - tín. Ông đã từng khảng khái trả lời vua Trần Nhân Tông trong lúc nguy nan: “Xin hãy chém đầu thần trước, sau hãy hàng giặc. Đầu thần còn giữ được, xã tắc vẫn bền vững lâu dài, xin bệ hạ đừng lo”. Với công lao to lớn trong ba cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, tháng 4 năm 1288, ông được ban tước hiệu “Quốc công tiết chế Hưng Đạo đại vương”.

Khi ông mất, triều đình lại phong là: “Thái sư Thượng phụ Thượng quốc công Nhân vũ Hưng Đạo đại vương”.

Suốt một đời phò vua giúp nước, ông dốc sức xây dựng nước Đại Việt luôn “Thái bình thịnh trị” với câu nói nổi tiếng “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”. Chính sách trọng nông, lấy dân làm gốc… không chỉ giúp nhà Trần chiến thắng những kẻ thù mạnh nhất mà còn giúp vương triều Trần tồn tại và phát triển rực rỡ gần 200 năm.

Là quan đại thần của triều đình, được ví là bậc Thượng phụ, nhưng Hưng Đạo đại vương luôn lấy chữ “nhân” để xử thế. Ông gần gũi với dân và được nhân dân tôn kính. Ông được nhân dân tôn vinh là “Cha”, là “Đức Thánh Trần”, huyền thoại sống mãi trong tâm thức của lớp lớp thế hệ người Việt Nam.

Đền Bảo Lộc là di tích đặc biệt có ý nghĩa vì mảnh đất này đã gắn với tuổi thơ của ông. Bởi vậy dân gian có câu “Sinh Kiếp Bạc, thác Trần Thương, quê hương Bảo Lộc”.

Hằng năm, vào ngày kỵ của ông (20 tháng tám âm lịch) khách thập phương lại có dịp về lễ hội truyền thống Trần Hưng Đạo (tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ). Đây là lễ hội lớn thu hút rất đông người tham gia. Ngoài việc tham quan, tìm hiểu ý nghĩa lịch sử và kiến trúc nghệ thuật của di tích, du khách còn được thưởng thức một số trò dân gian đặc sắc như đấu vật, cờ người, múa bài bông.

Cũng trong sáng ngày 24- 9, tại đền Thiên Trường (phường Lộc Vượng), Thành ủy, UBND TP Nam Định tổ chức lễ tưởng niệm 713 năm ngày mất Trần Hưng Đạo và khai hội Đền Trần năm 2013.

 


Du khách thập phương vào nội cung thăp hương tưởng niệm Đức Thánh Trần


nhandan

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Mê hoặc tiếng “hí” trên sới đấu
HGĐT- Giữa khoảng không trùng điệp của núi rừng, “chàng” tuấn mã tung những pha ra đòn quyết liệt, tất cả chỉ nhằm mục đích chiến thắng đối phương và giành quyền tiếp cận “nàng ngựa hoa hậu” đang được cột dây đứng... chờ. Không chịu đầu hàng đối thủ, “đấu sĩ” quay lại hí một tiếng vang trời, rồi lao vào... “tình địch”. Tất cả bắt đầu...
30/08/2013
Khát
Em khátAnh cũng khátTrái đất nóng lênRang cháytrời chiều!
30/08/2013
Giá trị của một thời
Tôi từ trang sách bước raGặp cơn mưa mới biết là cơn mưaVẫn là quả thị ngày xưaMà cô Tấm của bây giờ ở đâu
30/08/2013
Bảo tồn, phát huy giá trị làn điệu hát Then – cách làm hiệu quả ở Tân Thành
HGĐT- Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII đã đề ra nhiệm vụ bảo tồn, phát huy và phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số, trong đó có tiếng nói, chữ viết và những làn điệu dân ca, những câu hát, điệu múa... mang đặc trưng riêng của mỗi dân tộc. Để bảo tồn và phát huy những giá trị làn điệu hát Then, nhất là những làn điệu hát Then cổ của người Tày, những nghệ nhân thôn Tân
30/08/2013