Tự hào con đường mang tên “Hạnh Phúc”

13:52, 26/09/2013

HGĐT - Có lẽ trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam ta không chỉ được viết lên bởi những chiến công lẫy lừng chấn động địa cầu mà còn được thế giới biết đến, ca ngợi về huyền thoại mở những con đường. Và một trong số đó, chính là con đường mang tên “Hạnh Phúc”.


Được Đảng và Nhà nước ta quyết định mở tuyến đường nối tỉnh lỵ Hà Giang với các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc từ năm 1959 và lấy tên là đường Hạnh Phúc dài gần 200km; chạy xuyên qua cao nguyên đá Đồng Văn, qua đỉnh Mã Pì Lèng. Tuyến đường Hạnh Phúc đi qua đèo Mã Pì Lèng cũng là đoạn đường nhiều khúc cua và khó đi nhất. Việc phá đá mở đường qua đoạn này cũng mất nhiều công sức, xương máu hơn cả, riêng đoạn Đồng Văn - Mèo Vạc dài 24km đường núi đá đã phải mất gần 2 năm (9.1963 – 3. 1965) mới hoàn thành, trong đó để qua được “Vạn Lý trường thành bằng đá” này hơn 1000 thanh niên xung phong của bà con 16 dân tộc anh em thuộc các tỉnh Cao - Bắc - Lạng - Thái - Tuyên - Hà, Nam Định, Hải Dương phải treo mình 11 tháng trên vách đá để đục lỗ nổ mìn mở đường. Đây có thể coi là kỳ tích về tinh thần và sức mạnh khuất phục thiên nhiên của con người Việt Nam ta.

 

Để tri ân những thế hệ đi trước mở đường, đầu tháng 3 - 2013, tỉnh ta đã thành lập Ban chỉ đạo và xây dựng Kế hoạch triển khai công tác chuẩn bị các hoạt động để tiến tới kỷ niệm 50 năm ngày hoàn thành “con đường Hạnh Phúc”. Trong đó, tập trung xúc tiến khảo sát lựa chọn địa điểm phù hợp trên cung đường đỉnh Mã Pì Lèng để triển khai xây dựng Tượng đài thanh niên xung phong với tính chất vừa mang tính tri ân những chiến sĩ thầm lặng một thời, vừa tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch đến với Cao nguyên đá Đồng Văn, tạo cơ hội để nhân dân phát triển du lịch. Để làm được điều đó, tỉnh đã giao cho Sở Văn hoá, TT&DL chủ động phối hợp với các cấp, các ngành và mời các chuyên gia, các nhà điêu khắc của Cục Mỹ thuật Việt Nam tham gia xây dựng Đề án thiết kế công trình.

 

Ngay sau khi đi khảo sát tại thực địa trên đỉnh Mã Pì Lèng. Các chuyên gia, các nhà điêu khắc của Cục Mỹ thuật đã khẩn trương tiến hành xây dựng Đề án thiết kế để lấy ý kiến tham gia của các cấp, các ngành trong tỉnh và các tỉnh bạn nhằm sớm triển khai công trình.

 

Hy vọng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành công trình Tượng đài thanh niên xung phong mở đường Hạnh Phúc sẽ sớm trở thành hiện thực. Nó sẽ là chứng nhân lịch sử ghi lại những công lao cống hiến to lớn một thời để giáo dục ý thức trân trọng và lòng tự hào của thế hệ trẻ hôm nay. Đồng thời tạo điểm nhấn để thu hút khách du lịch đến với Cao nguyên đá ngày một nhiều hơn,...

 


Quỳnh Lưu

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Giá trị của một thời
Tôi từ trang sách bước raGặp cơn mưa mới biết là cơn mưaVẫn là quả thị ngày xưaMà cô Tấm của bây giờ ở đâu
30/08/2013
Bảo tồn, phát huy giá trị làn điệu hát Then – cách làm hiệu quả ở Tân Thành
HGĐT- Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII đã đề ra nhiệm vụ bảo tồn, phát huy và phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số, trong đó có tiếng nói, chữ viết và những làn điệu dân ca, những câu hát, điệu múa... mang đặc trưng riêng của mỗi dân tộc. Để bảo tồn và phát huy những giá trị làn điệu hát Then, nhất là những làn điệu hát Then cổ của người Tày, những nghệ nhân thôn Tân
30/08/2013
Mê hoặc tiếng “hí” trên sới đấu
HGĐT- Giữa khoảng không trùng điệp của núi rừng, “chàng” tuấn mã tung những pha ra đòn quyết liệt, tất cả chỉ nhằm mục đích chiến thắng đối phương và giành quyền tiếp cận “nàng ngựa hoa hậu” đang được cột dây đứng... chờ. Không chịu đầu hàng đối thủ, “đấu sĩ” quay lại hí một tiếng vang trời, rồi lao vào... “tình địch”. Tất cả bắt đầu...
30/08/2013
Tưởng niệm 713 năm ngày mất Trần Hưng Đạo
Sáng ngày 24- 9 (nhằm ngày 20 tháng Tám, năm Quý Tỵ), tại đền Bảo Lộc, xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, Nam Định, Huyện ủy, UBND huyện Mỹ Lộc và hàng nghìn du khách long trọng tổ chức lễ tưởng niệm 713 năm ngày mất Trần Hưng Đạo.
25/09/2013