Hội nghị bàn giải pháp tiêu thụ cam niên vụ 2020 – 2021

20:48, 08/10/2020

BHG - Chiều 8.10, UBND tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến với 3 huyện Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình và các xã, thị trấn có diện tích trồng cam để bàn các giải pháp quản lý, sản xuất, tiêu thụ cam niên vụ năm 2020 - 2021. Dự hội nghị có đồng chí Hà Thị Minh Hạnh, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh; các huyện, xã, thị trấn; cơ sở sản xuất và tiêu thu cam trên địa bàn 3 huyện.

Hội nghị bàn giải pháp quản lý, sản xuất, tiêu thụ cam niên vụ 2020 – 2021
Hội nghị bàn giải pháp quản lý, sản xuất, tiêu thụ cam niên vụ 2020 – 2021

Niên vụ 2020 – 2021, tổng diện tích cam toàn tỉnh đạt trên 9.100 ha; diện tích cam cho thu hoạch là 8.600 ha, sản lượng ước đạt 80.200 tấn. Trong đó, diện tích cam Sành khoảng 6.900 ha, tỷ lệ cam đạt tiêu chuẩn loại 1 từ 4-5 quả/1kg ước đạt trên 55% tổng sản lượng cam niên vụ. Toàn tỉnh có 9 vùng cam với gần 3.700 ha được cấp giấy chứng nhận VietGap và được quản lý trên nền bản đồ VN 2000; Hà Giang đã cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý "Hà Giang" dùng cho sản phẩm cam cho 49 HTX, tổ sản xuất cam Sành với 1.800 hộ tham gia. Hiện, cam Hà Giang chủ yếu được tiêu thụ dạng quả tươi tại các chợ đầu mối, cơ sở bán lẻ trong và ngoài tỉnh; một số ít được đưa vào tiêu thụ tại hệ thống siêu thị lớn ở Hà Nội.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Thị Minh Hạnh phát biểu tại hội nghị
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Thị Minh Hạnh phát biểu tại hội nghị

Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu nêu rõ thực trạng, bất cập trong quản lý, sản xuất, chế biến, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm cam, như: Chất lượng, mẫu mã cam chưa đồng đều; chế tài quản lý chất lượng chưa đủ mạnh; sản lượng cam chế biến còn khiêm tốn; công tác quản lý tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm chưa chặt chẽ; không ít hộ dân có tư tưởng kéo dài vụ thu hoạch để chờ bán giá cao, dẫn tới nhiều rủi ro… Trên cơ sở đó, các đại biểu đưa ra giải pháp: Tăng cường tuyên truyền, vận động người dân bán cam đúng vụ; quản lý chất lượng cam theo hướng bền vững để xây dựng hình ảnh, thương hiệu cam Hà Giang; hỗ trợ các HTX đầu tư dây chuyền công nghệ mới để chế biến sản phẩm cam tại chỗ; liên kết các hộ trồng cam đảm bảo ổn định giá; phát triển du lịch sinh thái tại các vườn cam; tăng cường quản lý, tem truy xuất nguồn gốc;  tăng thêm các điểm bán cam tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước; bảo quản cam sau thu hoạch; tăng cường sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương…

Lãnh đạo Sở KH&CN đề xuất giải pháp quản lý tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm cam
Lãnh đạo Sở KH&CN đề xuất giải pháp quản lý tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm cam
Lãnh đạo Cục Quản lý thị trường nêu thực trạng: Việc quản lý không chặt chẽ về tem truy xuất nguồn gốc khiến lực lượng Quản lý thị trường gặp nhiều khó khăn trong kiểm tra, kiểm soát về nguồn gốc sản phẩm và bảo vệ người tiêu dùng.
Lãnh đạo Cục Quản lý thị trường nêu thực trạng: Việc quản lý không chặt chẽ về tem truy xuất nguồn gốc khiến lực lượng Quản lý thị trường gặp nhiều khó khăn trong kiểm tra, kiểm soát về nguồn gốc sản phẩm và bảo vệ người tiêu dùng.
Lãnh đạo Sở Công thương khẳng định: Chất lượng sản phẩm là khâu đầu tiên, then chốt để xây dựng thương hiệu sản phẩm cam Hà Giang.
Lãnh đạo Sở Công thương khẳng định: Chất lượng sản phẩm là khâu đầu tiên, then chốt để xây dựng thương hiệu sản phẩm cam Hà Giang.

Kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Thị Minh Hạnh đánh giá cao sự vào cuộc và trách nhiệm của các cấp, các ngành trong quản lý, sản xuất và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cam. Để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cam niên vụ 2020 – 2021, các ngành, địa phương cần phát huy tinh thần trách nhiệm, tham mưu cho tỉnh các giải pháp đúng, trúng với tình hình thực tiễn; triển khai phương án điểm bán hàng tại các tỉnh, thành trong cả nước và đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, đơn vị đầu mối thu mua, kiểm soát chất lượng cam tại các điểm bán; thành lập tổ công tác giám sát, quản lý chất lượng sản phẩm cam từ cơ sở; vận động người dân thu hoạch cam theo đúng khung thời vụ; tăng cường quảng bá trên các phương tiện truyền thông T.Ư; ngành nông nghiệp xây dựng nghị quyết chuyên đề về phát triển cây cam, quản lý chặt chẽ về chất lượng; phát huy vai trò Hiệp hội cam Sành trong quản lý, sản xuất cam; Sở KH&CN đưa ra giải pháp cụ thể quản lý chặt chẽ tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm cam và việc sử dụng chỉ dẫn địa lý cam Hà Giang. 

Tin, ảnh: AN GIANG


Cùng chuyên mục

Hội nghị BCH Đảng bộ huyện Vị Xuyên lần thứ V

BHG - Sáng 8.10, BCH Đảng bộ huyện Vị Xuyên khóa XXIV, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ V. Dự hội nghị có đồng chí Vi Hữu Cầu, Ủy viên BTV Tỉnh ủy; Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND huyện; các đồng chí ủy viên BCH Đảng bộ huyện.

 

08/10/2020
Đoàn kiểm tra việc thực hiện Quy chế văn hóa công sở làm việc tại Hoàng Su Phì

BHG - Ngày 8.10, đoàn kiểm tra việc thực hiện Quy chế văn hóa công sở, kỷ luật, kỷ cương hành chính của tỉnh do đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Trưởng ban Tổ chức – Nội vụ tỉnh đã kiểm tra việc thực hiện văn hóa công sở tại các phòng, ban chuyên môn của huyện Hoàng Su Phì.

 

08/10/2020
Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Vàng Seo Cón làm việc tại xã Hồ Thầu

BHG - Ngày 6.10, đồng chí Vàng Seo Cón, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh đã có buổi làm việc với xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì nhằm kiểm tra tiến độ triển khai xây dựng Nông thôn mới (NTM).

 

07/10/2020
Sơ kết Đề án 05 của BTV Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng hoạt động mô hình Hội Nghệ nhân dân gian

BHG - Sáng 7.10, tại phòng họp BCH Đảng bộ tỉnh, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị trực tuyến đến điểm cầu các huyện, thành phố và các xã, thị trấn sơ kết 5 năm triển khai Đề án số 05 của BTV Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng hoạt động mô hình Hội Nghệ nhân dân gian (NNDG) giai đoạn 2016 – 2020.

07/10/2020