Bản Ngò đẩy mạnh phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp

20:44, 28/10/2019

BHG - Những năm qua, xã Bản Ngò (Xín Mần) luôn tìm giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp. Trong đó, chính quyền và người dân xác định công tác chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi và sản xuất theo hướng hàng hóa là chủ lực. 

Cán bộ xã kiểm tra vườn Mướp đắng rừng của người dân.
Cán bộ xã kiểm tra vườn mướp đắng rừng của người dân.

Xã Bản Ngò có 9 thôn, với 3.720 khẩu; đời sống của người dân chủ yếu dựa vào nông, lâm nghiệp. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã đã tăng cường công tác chỉ đạo, tuyên truyền, vận động nhân dân đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đưa những loại cây có giá trị kinh tế cao vào sản xuất; đồng thời áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để tăng năng suất, hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích. Trong 9 tháng đầu năm 2019, không chỉ những cây trồng lâu năm như: Lúa, ngô, đậu cho năng suất cao như: Trồng Mướp đắng rừng, chuối Tiêu xanh Nam Mỹ cho đạt năng suất và phát triển tốt; đem lại nguồn thu nhập khá cho người dân Bản Ngò. Để chăn nuôi trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, xã tạo mọi điều kiện thuận lợi để bà con phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và nâng cao chất lượng sản phẩm. Hiện, tổng đàn gia súc của xã có gần 6.200 con; trong đó 1.191 con trâu. 268 con bò, 3.894 con lợn, 805 con dê và 29.657 con gia cầm các loại. Với hình thức chăn nuôi mang tính hàng hóa, đã góp phần tăng thêm thu nhập cho không ít hộ dân; rất nhiều gia đình đã mạnh dạn tham gia chương trình nuôi trâu vỗ béo theo Nghị quyết 209 và từ các nguồn vốn 30a, 135 đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình nuôi trâu vỗ béo của gia đình anh Tải Văn Chương.
Mô hình nuôi trâu vỗ béo của gia đình anh Tải Văn Chương.

Anh Tải Văn Chương, thôn Táo Thượng cho biết: Gia đình anh bắt đầu tham gia các chương trình hỗ trợ chăn nuôi của xã từ vài năm trở lại đây. Phát triển kinh tế từ mô hình nuôi trâu vỗ béo đã cho hiệu quả kinh tế rõ rệt với gia đình anh đã tận dụng ngồn thức ăn tự nhiên nên tiết kiệm được rất nhiều chi phí, gia đình anh chỉ tập trung vào công chăm sóc “lấy công làm lãi”. Từ khi bắt tay vào chăn nuôi cho đến nay, gia đình anh đã ổn định về kinh tế và có điều kiện để xây dựng nhà cửa, trang trải cuộc sống thường ngày… Để người dân yên tâm đầu tư vào các mô hình chăn nuôi, Ban Khuyến nông, khuyến lâm xã thường xuyên tổ chức hướng dẫn bà con cách chăm sóc và phòng tránh bệnh cho đàn gia súc; nhờ đó, đàn gia súc của người dân phát triển cả về số lượng cũng như chất lượng.

Nhận thấy mô hình trồng mướp đắng rừng phù hợp với đất đai thổ nhưỡng, khí hậu ở địa phương; nhiều hộ dân trên địa bàn xã đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích những loại cây trồng hiệu quả kinh tế thấp sang trồng mướp đắng rừng. Ông Vương Xuân Nam, thôn Táo Thượng cho biết, tuy là nghề phụ, nhưng thu nhập từ trồng mướp đắng rừng cao hơn so với các loại cây ngắn ngày như ngô, đậu; trong khi chi phí sản xuất, vốn đầu tư ban đầu không cao. Mướp đắng rừng là loại cây dễ trồng, nhanh có lợi nhuận; sản phẩm cho thu thường xuyên, liên tục trong năm. Năm 2019, gia đình ông Nam chỉ với diện tích gần 0,2 ha, nhưng cho thu hoạch khoảng 32 lần; thu nhập cũng được gần 15 triệu đồng.

Ông Vàng Văn Cương, Chủ tịch UBND xã Bản Ngò cho biết: Xã Bản Ngò hiện có hơn 30 hộ tham gia mô hình trồng mướp đắng rừng, với thu nhập bình quân khoảng 20 triệu đồng/năm. Hiện nay, xã đã có chủ trương phát triển cây mướp đắng rừng tại những diện tích cây trồng kém hiệu quả. Cây mướp đắng rừng là loại cây dễ trồng, sinh trưởng và phát triển tốt trên nhiều loại đất. Trong thời gian tới, xã tiếp tục vận động nhân dân mở rộng diện tích, đồng thời nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả để giúp người dân xóa đói, giảm nghèo và từng bước làm giàu.

Cùng với phát triển chăn nuôi, trồng rừng cũng được đánh giá là một bước đi hiệu quả trong công tác xóa đói, giảm nghèo ở xã Bản Ngò. Bên cạnh tuyên truyền, vận động người dân tham gia trồng rừng; chính quyền xã còn tranh thủ mọi nguồn lực để vận động sự hỗ trợ từ các dự án trồng rừng cộng đồng nhằm hỗ trợ giống và khoa học kỹ thuật cho người dân. Trong 9 tháng đầu năm 2019, toàn xã trồng mới được 1.800 cây Trẩu; trồng cây phân tán với diện tích 35 ha và 16.200 cây Quế. Ngoài ra, xã còn làm tốt công tác tuyên truyền về chăm sóc, bảo vệ rừng và phòng, chống cháy rừng như: Tuyên truyền tại các buổi họp thôn để nhân dân nêu cao trách nhiệm bảo vệ rừng và đốt nương an toàn không để lây lan ra cháy rừng; đồng thời cho nhân dân ký cam kết phòng, chống cháy rừng và thành lập các tổ trực canh gác các khu rừng trọng điểm trong các ngày nắng nóng…

Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp và phát huy lợi thế của địa phương trong phát triển kinh tế; đời sống vật chất, tinh thần của người dân xã Bản Ngò ngày càng được cải thiện; thu nhập bình quân đầu người đạt 25,4 triệu đồng/năm. Theo kế hoạch năm 2019, sẽ có 163 hộ thoát nghèo. Đến nay, xã đã đạt 13/19 tiêu chí trong xây dựng Nông thôn mới. Các tiêu chí còn lại sẽ sớm được hoàn thành trong thời gian tới. “Phát huy những kết quả đạt được, địa phương tiếp tục tạo điều kiện cho các hộ gia đình phát triển kinh tế thông qua các hội, đoàn thể liên kết với ngân hàng hỗ trợ nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh; tập trung phát triển những cây trồng, vật nuôi phù hợp với lợi thế của địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa; góp phần thúc đẩy KT - XH địa phương ngày càng phát triển”, ông Vàng Văn Cương, Chủ tịch UBND xã Bản Ngò khẳng định.

Bài, ảnh: Nguyễn Thị Dịu


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Phú Lũng tăng cường vai trò người có uy tín trong xây dựng Nông thôn mới

BHG - Cuối năm 2017, xã Phú Lũng (Yên Minh) được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM) và là xã biên giới đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn thời điểm đó. Có được kết quả đó là nhờ sự cố gắng, nỗ lực của cấp ủy, chính quyền từ huyện, đến xã và sự chung tay, góp sức của nhân dân, nhất là những người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc nơi đây.

 

28/10/2019
Mèo Vạc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2019

BHG - Vừa qua, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Mèo Vạc tổ chức xây dựng hồ sơ đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2019, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hoàn thiện bao bì, nhãn mác và hoàn thiện hồ sơ tham gia đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP của tỉnh.

 

28/10/2019
Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản tổ chức mở thầu

BHG - Chiều 25.10, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản tỉnh tổ chức lễ mở thầu gói thầu số 3: Cung cấp dịch vụ kiểm nghiệm mẫu và đánh giá, cấp giấy chứng nhận hữu cơ cho 2.172,4 ha/12 cơ sở sản xuất chè tại Hà Giang. Dự lễ mời thầu có đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT và các nhà thầu.

 

26/10/2019
Quang Bình nỗ lực xây dựng sản phẩm OCOP

BHG - Nhắc đến Quang Bình là nhắc đến vùng chè Shan tuyết Xuân Minh, Tiên Nguyên; gạo tẻ chất lượng cao Vĩ Thượng cùng nhiều sản vật đặc trưng khác. Để những nông sản trên có thương hiệu là sự nỗ lực lớn của cấp ủy, chính quyền huyện và người dân nơi đây. Do đó, chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) được huyện chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt và coi đây là nhiệm vụ quan trọng, góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương; giúp người dân nâng tầm giá trị hàng hóa nông sản, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

 

25/10/2019