Bắc Quang đẩy mạnh sản xuất nông sản hàng hóa

09:22, 14/03/2019

BHG - Hiện nay, huyện Bắc Quang đang có 6.061 ha cam, quýt, sản lượng đạt gần 47 nghìn tấn; trên 5.927 ha chè, sản lượng ước đạt 20 nghìn tấn chè búp tươi; trên 705 ha dược liệu. Sản lượng lương thực năm 2018 đạt trên 56.198 tấn, tổng đàn gia súc 140.880 con; mỗi năm trồng rừng đạt bình quân trên 2.500 ha, sản lượng gỗ ước đạt trên 70 nghìn m3/năm...

Thu hái chè hữu cơ ở xã Tân Lập.
Thu hái chè hữu cơ ở xã Tân Lập.

Mục tiêu phát triển hàng hoá nông, lâm sản năm nay được Đảng bộ huyện xác định: Ổn định cơ bản diện tích cam, quýt và cây chè. Đi sâu vào chuyển giao khoa học, kỹ thuật cho người dân. Hỗ trợ vốn vay ưu đãi để nông dân đầu tư, chăm sóc theo hướng an toàn VietGAP nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Đối với diện tích cam, quýt hiện có sẽ được khoanh vùng, ấn định về diện tích, tránh trồng tràn lan, thiếu chăm bón, hiệu quả kinh tế thấp. Riêng đối với 290 ha chè hữu cơ ở khu vực xã Tân Lập sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp liên kết chặt chẽ với nông dân, từng bước đầu tư, chăm sóc, thu mua, chế biến sâu thành chuỗi khép kín. Lấy xuất khẩu chè hữu cơ tạo thành một liên kết chủ lực để dần mở rộng liên kết sản xuất “4 nhà” ở tất cả các mặt hàng nông sản chủ lực; tiến tới từng bước cân đối phát triển sản xuất phù hợp với quy luật “cung – cầu” của thị trường.

Đối với phát triển lúa, gạo hàng hoá, huyện chủ trương chỉ sản xuất trên các cánh đồng mẫu lớn, tập trung khu vực bờ Đông sông Lô thuộc các xã: Liên Hiệp, Bằng Hàng, Hữu Sản… diện tích khoảng 2 nghìn ha/năm với các giống lúa thơm, hạt dài, dẻo như Bắc thơm, Tám thơm, JO2 Nhật Bản, Nếp cái Hoa Vàng, Nếp Cẩm. Hình thức sản xuất tập trung, quy mô liền vùng, liền khoảnh và được gieo trồng tập trung, thu hoạch tập trung để từ đó tạo cho nhà nông thói quen canh tác mới: Giống cùng chủng loại, cùng giải pháp chăm sóc, cùng mùa vụ thu hoạch để tạo ra sản phẩm gạo đạt chất lượng tốt nhất. UBND huyện Bắc Quang khuyến khích thành lập các HTX chuyên sản xuất, tiêu thụ lúa, gạo để bà con nông dân yên tâm sản xuất.

Bên cạnh đó, cây lạc được quy hoạch trồng tại các xã: Đồng Yên, Vĩnh Phúc, Đông Thành... với giống chủ lực là VL14 và một số giống lạc Đỏ bản địa. Trong đó, lạc nhân VL14 vừa bóc tách xuất khẩu, vừa chế biến tinh dầu; giống lạc Đỏ bản địa tiêu thụ nội địa.

Trong chăn nuôi, Bắc Quang chủ trương phát triển đàn lợn, trâu, dê, cá đặc sản; đầu tư xây dựng 23 gia trại, trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn; phấn đấu đưa sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt từ 11 – 12 nghìn tấn. UBND huyện, các cơ quan chuyên môn đã tạo điều kiện cho hàng trăm hộ vay gần 70 tỷ đồng vốn ưu đãi từ Nghị quyết 209 và 86 của HĐND tỉnh để tập trung sản xuất. Hiện nay, Bắc Quang đang có đàn trâu gần 23 nghìn con, đàn lợn trên 101 nghìn con, đàn dê gần 16 nghìn con; huyện đã quy hoạch vùng nuôi cá tập trung với 320 ha ao, hồ ở Vố Điếm, Quang Minh; mở rộng từ 20 lồng nuôi cá Chiên đặc sản trên sông Lô, sông Chảy lên 75 lồng.

Phát triển cây dược liệu có giá trị kinh tế cao cũng được Bắc Quang lựa chọn đó là: Sâm ngọt, Viễn chi, Hoàng tinh, Sói rừng, Thảo quả... Các loại dược liệu được quy hoạch trồng gắn với diện tích rừng đầu nguồn được khoanh nuôi, bảo vệ nghiêm ngặt. Phát triển cây dược liệu tại các khu vực rừng đầu nguồn cho lợi ích kép về kinh tế, môi trường, sức khoẻ. Đồng thời, làm đa dạng các sản phẩm nông, lâm sản trên địa bàn, hỗ trợ cho kinh tế phát triển bền vững. Còn kinh tế rừng, huyện Bắc Quang chủ trương trồng rừng theo Chứng chỉ FSC, hiện có trên 2 nghìn ha được cấp Chứng chỉ FSC và đang tiếp tục làm thủ tục công nhận thêm 948 ha rừng trồng thuộc 6 xã vùng phía Đông sông Lô. Mục tiêu, mỗi năm Bắc Quang trồng khoảng 3 nghìn ha rừng, làm Chứng chỉ công nhận tiêu chuẩn FSC cho khoảng 1 nghìn ha, đưa kinh tế rừng dần trở hành mũi nhọn, mang lại lợi ích cao cho người dân.

Xác định rõ hướng đi, nắm chắc khoa học kỹ thuật, hiểu biết thị trường và tổ chức tốt sản xuất đang hứa hẹn một năm giành thắng lợi lớn cả về chất và lượng cho nền kinh tế của huyện Bắc Quang.

Bài, ảnh:  NGUYỄN HÙNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nâng tầm thương hiệu củ cải nương Hoàng Su Phì

BHG - Là 1 trong 9 sản phẩm được đánh giá đạt tiêu chuẩn 3 sao nằm trong Chương trình "mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) của huyện Hoàng Su Phì, củ cải nương được người dân trồng khoảng 300 - 400 ha mỗi vụ, tổng sản lượng ước đạt 2.500 tấn/vụ. Do hợp khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương nên củ cải phát triển tốt và có hương vị giòn, ngọt, ngon đặc biệt. Củ cải nương vốn phù hợp với thời tiết lạnh nên người dân trồng theo các vụ, từ tháng 9 đến tháng 12 và từ cuối tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau. 

14/03/2019
Huyện đoàn Hoàng Su Phì đổi mới phương thức hoạt động

BHG - Hiện nay, việc thu hút, tập hợp thanh niên (TN) ở một số Đoàn cơ sở gặp nhiều khó khăn, bất cập. Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với công tác Đoàn đó là: Đổi mới phương thức sinh hoạt để thu hút, tập hợp TN, đưa tổ chức Đoàn thực sự trở thành điểm tựa, đồng hành với đoàn viên (ĐV) TN trong học tập, lao động và lập thân, lập nghiệp.

 

14/03/2019
Xã Tân Lập với nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững

BHG - Tân Lập là xã vùng 3 của huyện Bắc Quang và còn nhiều khó khăn: Kinh tế chậm phát triển, tỷ lệ hộ nghèo cao, dân cư sống không tập trung, cơ sở vật chất chưa đồng bộ… Tuy nhiên, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Tân Lập đã có nhiều cố gắng, nỗ lực thực hiện các giải pháp giảm nghèo bền vững.

 

14/03/2019
Kiểm tra công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi tại Quang Bình

BHG - Ngày 13.3, Đoàn công tác của Sở NN&PTNT do đồng chí Trịnh Văn Bình, Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y làm trưởng đoàn trực tiếp kiểm tra công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn huyện Quang Bình. Quang Bình là huyện giáp ranh với các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, có nguy cơ cao lây nhiễm dịch tả lợn châu Phi. Toàn huyện hiện có trên 62.000 con lợn; phần lớn các hộ chăn nuôi theo quy mô nhỏ lẻ. Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh và ngành chức năng, huyện Quang Bình đang triển khai đồng bộ các giải pháp ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi vào địa bàn như...

13/03/2019